QUY TRÌNH ĐẮP BỘT MÓNG TAY CỦA NGƯỜI LÀM MÓNG CHUYÊN NGHIỆP

Kỹ thuật đắp bột móng tay là kỹ năng đặc biệt và quan trọng giúp cho bạn trở thành một thợ làm nails chuyên nghiệp.

Đắp bột móng tay là một trong những kỹ thuật làm móng đang được ưa chuộng nhất hiện nay nhờ xử lý được hiệu quả các trường hợp như gãy móng tay, móng hư tổn, đồng thời giúp móng được dài thêm, tay trở nên thong thả hơn. Vậy làm cách nào để trở thành thợ đắp móng chuyên nghiệp? Sau đây Cẩm Anh chia sẻ một số phương pháp giúp cho bạn tăng thêm kỹ thuật đắp bột cho mình nha!
 

1. Đắp bột móng tay là gì ? 

Đắp bột móng tay có nghĩa là thợ làm móng đắp một lớp bột chuyên dụng lên bề mặt móng tay, cách này giúp nối dài phần móng khi nail của bạn chưa đủ độ dài và khỏe để thợ có thể tạo nên những bộ móng nghệ thuật.


Về mặt kỹ thuật, thợ làm móng sẽ chà sát bề mặt lớp móng thật bằng dụng cụ, sau đó đắp lên một hỗn hợp hóa chất: hợp chất lỏng monomer và lớp bột polymer để tạo thành móng đắp bột. Sau khi móng khô, nhân viên sẽ cắt dũa chiều dài móng cho hợp lý. Bước cuối cùng sẽ là bước sơn và trang trí móng. Thường thì lớp móng bột này sẽ giữ được khoảng 2 tuần hoặc hơn tùy thuộc vào cách chăm sóc móng của bạn.
>> Xem thêm: 
Khóa học vẽ móng Nail nghệ thuật chuyên nghiệp
Khóa học đắp bột và đắp gel pha lê trong suốt - The fit gel folgel - Kỹ thuật nhúng bột

2. Quy trình thực hiện đắp bột móng tay

Các dụng cụ cần có để thực hiện đắp bột:



- Cọ đắp bột: (acrylic nail brush) Dùng để lấy bột, kích cỡ thường dùng là số 16, số 18. Cọ đắp bột loại rẻ đầu cọ được làm từ sợi tổng hợp nên dễ bị dính bột, cọ loại tốt thì đầu cọ được làm từ lông thú tự nhiên nên ít bị dính bột, dễ kéo bột hơn.

- Bột đắp: 3 loại cơ bản Clear ( bột trong), White ( Bột trắng), Pink (Bột hồng lợt ). Ngoài ra còn có bột màu khác nhưng ít sử dụng hơn. 

- Móng giả: Móng chuyên dùng cho đắp bột, thường có 3 loại trong -clear, trắng -white, tự nhiên-nature. Móng giả loại thường thì rẻ nhưng hơi cứng, móng giả loại tốt thì dẻo, mỏng và dễ ôm vào móng tự nhiên. 1 hộp móng giả 100 móng hoặc 500 móng có 10 số từ số 0 đến số 9.

- Keo dán móng giả: Gắn nối móng giả với móng tự nhiên bằng keo chuyên dụng, như keo ByB xanh, keo dán hiệu MX.

- Kềm bấm móng giả: Dùng để cắt ngắn móng giả theo chiều dài mong muốn, kềm bấm móng giả loại tốt còn có hộp nhựa gắn trên đầu kiềm có tác dụng ngăn mẫu móng thừa văng ra ngoài.

- Lưu huỳnh đắp bột: Dùng để kết hợp với bột đắp móng, trên thị trường hiện có lưu huỳnh trắng và lưu huỳnh tím, lưu huỳnh tím được dùng nhiều vì ít hôi nồng và lâu bay hơi hơn.

- Chai Primer: Chất liên kết làm cho bột dính chắc vào móng.

- Máy mài móng: Dùng để mài móng bột sau khi đắp. Xem giá tất cả máy mài móng tay tại đây.

- Đầu mài móng bột: Là đầu mài chuyên dùng để làm móng bột. Có nhiều loại đầu mài, thường sử dụng nhất là đầu mài hợp kim màu vàng hoặc màu bạc, còn có đầu mài ceramic ( đầu mài sứ). Đầu mài móng được đánh số để phân loại, có 3 loại cơ bản là đầu F dùng mài mịn, đầu M dùng chung cho mài mịn và phá, đầu C chuyên dùng cho phá móng, tháo móng bột.

- Cục chà nhám móng: Dùng để chà nhám móng tự nhiên và móng giả giúp cho bột bám chắc hơn vào móng.

- Dũa dày: Dùng để dũa xung quanh móng trước và sau khi đắp bột.


>> Xem thêm: 
Khóa học đắp bột nâng cao
Khóa học vẽ móng nghệ thuật cọ nét nâng cao

Các bước đắp móng

Bước 1: Vệ sinh sạch móng

Ban đầu thợ làm móng sẽ tiến hành vệ sinh và khử trùng móng, đối với những bộ nail cũ còn sót lại những nước sơn trước đó sẽ dùng acetone để lau sạch. Sau đó, người thợ làm nail sẽ làm mềm móng, cắt dũa form móng, cắt phần da thừa.


Bước 2: Sơn Primer

Trước khi tiến hành sơn primer, người thợ phải làm nhám bề mặt móng thật kỹ càng và cẩn thận. Ở bước này người thợ cũng phải mài móng ở cả 2 bên mép tay. Đôi khi nhiều bạn không chú ý làm cho lớp bột sau khi đắp không được chắc chắn. Sơn 1 lớp primer có tác dụng làm cho lớp bột được chắc chắn hơn. Tuy nhiên trong quá trình tiến hành sơn lớp primer lên tay khách hạn chế nước sơn này bán vào da tay khách.


Bước 3: Gắn nối dài móng

Đầu tiên, thợ làm nail sẽ thoa phần keo dính lên đầu móng tay  rồi gắn giả lên. Tiếp tới, giữ móng giả cho hợp rồi trượt dài về phía bên trên để móng giả khớp với móng thật. Dùng cọ để lấy bột đắp và dung dịch vừa đủ rồi đắp phần bột lên. Mọi thao tác thực hiện cần phải làm nhanh chóng và chuẩn xác nhất.


Bước 4: Đắp bột cho móng tay

Nhúng cọ vào dung dịch lưu huỳnh sau đó lấy một lượng bột để đắp bột vừa đủ. Ở bước này bạn cần thực hiện nhanh chóng tránh tình trạng bột bị khô. Bạn đắp ở đầu móng trước và sau đó đẩy bột theo hướng từ trên xuống. Chú ý đấy bột sao cho đều và bằng phẳng. 



Bước 5: Chỉnh form cho móng

Lớp bột khi khô cứng thì dùng dũa định hình và tạo form cho móng lần cuối. Dùng cọ phủi đi lớp bụi sau khi dũa



Bước 6: Trang trí và hoàn thành

Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà các thợ nail trang trí những phụ kiện khác nhau như đính đá, vẽ, charm, xà cừ, kim tuyến,… Và bạn cũng đừng quên gợi ý khách hàng lựa chọn những mẫu trang trí phù hợp với bộ nail hoặc đang thịnh hành nhé



Bài viết này Cẩm Anh đã giới thiệu đến bạn quy trình đắp bột móng tay của người làm móng chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích và giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hơn để cho ra bộ nail đẹp và độc đáo nha.

 

Khóa học xem nhiều

Thông tin liên hệ

  • 50-52-54-56-57 Trần Tống - Thanh Khê - Đà Nẵng
  • 0904 083 107
  • trungtamthammycamanh@gmail.com