TÁC HẠI CỦA LĂN KIM DA MẶT BẠN CẦN PHẢI BIẾT

Lăn kim là một quá trình sử dụng dụng cụ lăn có đầu kim siêu nhỏ với mục đích tạo ra hàng ngàn sự tổn thương hở trên làn da. Sự tổn thương này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo da, góp phần làm cho làn da được trẻ hóa và điều trị rất nhiều vấn đề da liễu liên quan. Hiện nay lăn kim được áp dụng phổ biến trong thẩm mỹ và được coi là phương pháp an toàn, mang lại hiệu quả cao.

Lăn kim là một quá trình sử dụng dụng cụ lăn có đầu kim siêu nhỏ với mục đích tạo ra hàng ngàn sự tổn thương hở trên làn da. Sự tổn thương này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo da, góp phần làm cho làn da được trẻ hóa và điều trị rất nhiều vấn đề da liễu liên quan. Hiện nay lăn kim được áp dụng phổ biến trong thẩm mỹ và được coi là phương pháp an toàn, mang lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, bạn cần biết một số tác dụng phụ của việc lăn kim. Những tác dụng phụ của việc lăn kim tuy không gây ảnh hưởng nguy hiểm về sức khỏe nhưng đôi khi gây ra các biến chứng liên quan đến thẩm mỹ. Vậy tác hại của lăn kim là gì? Cùng Cẩm Anh tìm hiểu nhé!

1. Tình trạng da đỏ, bị châm chích

Đây là tác dụng phụ thường thấy nhất trong lăn kim, khoảng trong thời gian từ 1-2 ngày đầu tiên làn da sẽ bị đỏ và có dấu hiệu châm chích. Và sau khi tác dụng của thuốc tê hết, da mặt sẽ có cảm giác đau và châm chích nhiều hơn, đồng thời gây sưng bất thường.

2. Lăn kim khiến làn da mặt bị chảy máu

Trong quá trình thực hiện lăn kim, thường đối với những làn da mụn sẹo. Những mũi kim nhỏ châm chích lên vết thương gây nên tình trạng chảy máu. Nguyên nhân là khi lăn kim, kỹ thuật viên cần tác động sâu vào bên trong làn da nhằm phá vỡ kết cấu của sẹo, lúc này tổn thương làn da sẽ sâu hơn và xuất hiện tình trạng chảy máu trên da mặt.

Tuy nhiên lượng máu chảy ra trong quá trình lăn không quá nhiều và được kiểm soát sau khi quá trình lăn kim được hoàn thành, không có ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ thể.

3. Dấu hiệu bị nổi mụn sau khi thực hiện lăn kim

Nổi mụn là tình trạng thường xuất hiện trong lăn kim trị mụn đối với những bệnh nhân có mụn ẩn dưới lớp da. Nguyên nhân là quá trình lăn kim trên da kích thích những nhân mụn ẩn phát triển và trồi lên bề mặt làn da. Đây là hiện tượng bình thường của lăn kim, tuy nhiên người bệnh không nên tự ý dùng tay mặn để tránh tình trạng gây nhiễm khuẩn cho da, làm làn da trở nên chậm phục hồi hơn.

4. Làn da bị sạm dần và bong tróc

Sau khi lăn kim làn da sẽ luôn nhạy cảm nhiều với ánh nắng mặt trời. Bệnh nhân cần phải bảo vệ thật kỹ làn da để tránh ánh nắng mọi lúc, mọi nơi để tránh tình trạng làn da bị sạm. Tuy nhiên, thoa kem chống nắng ngay sau khi lăn kim không nên được khuyến khích vì làn da đang mở rộng và có các vết thương hở, sẽ hấp thụ bất cứ thứ gì được thoa lên.

Tiếp theo là dấu hiệu bong tróc da. Với những lớp da cũ sẽ bị bong tróc theo từng mảng và sẽ thay thế bằng làn da mới phía dưới. Trong quá trình bị bong tróc, làn da sẽ có dấu hiệu khô, gây ngứa ngáy và khó chịu.

Lưu ý, ở từng độ tuổi khác nhau thì những vấn đề về làn da sẽ có tác dụng phụ khác nhau. Người bệnh cần theo dõi sát trong 7 ngày thực hiện lăn kim, sử dụng phương pháp chăm sóc da an toàn không gây ảnh hưởng mạnh đến kết quả làm đẹp

5. Một số nguyên nhân gây biến chứng lăn kim

Lựa chọn loại kim không phù hợp

Việc lựa chọn loại kim không phù hợp với làn da sẽ gây nên tình trạng da của người bệnh bị phá hủy các sợi collagen và elastin và gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau. Nếu cơ sở thực hiện lăn kim chọn loại kim từ thép phẫu thuật chất lượng kém, gỉ sắt sẽ gây tổn thương và đau đớn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Quy trình lăn kim không đạt tiêu chuẩn y khoa

Lăn kim với dụng cụ thực hiện không đủ tiêu chuẩn và vệ sinh kỹ càng, không được đảm bảo vô trùng sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào lớp da và gây nhiễm trùng.

Khoảng cách giữa những lần lăn kim

Tần suất lăn kim để trị mụn, điều trị thâm hay trị sẹo rỗ giúp trẻ hóa làn da,...sẽ phụ thuộc vào độ dài ngắn của kin và người kỹ thuật viên cần điều chỉnh đôi chút cho phù hợp với tình trạng cơ thể của từng người.

  • Lăn kim 0,25 mm: Có thể cách từng ngày
  • Lăn kim 0,5 mm: Có thể cách 2 lần/ tuần
  • Lăn kim 1mm: Khoảng cách ít nhất 1-2 tuần giữa các lần lăn kim
  • Lăn kim 1,5 mm: Khoảng cách ít nhất 3-4 tuần giữa các lần lăn kim
  • Lăn kim 2mm trở lên: Khoảng cách ít nhất 4-6 tuần giữa các lần lăn kim

Nếu có những tác động bất thường lên da dù nhẹ hay nặng thì da cũng cần có thời gian nghỉ và phục hồi trở lại trạng thái bình thường. Vì vậy, bạn đừng quá vội vàng để có được kết quả nhanh mà thực hiện lăn kim nhiều lần liên tiếp và sẽ để lại nhiều hậu quả như da không kịp phục hồi, làn da nhạy cảm và yếu.

Chăm sóc da không đúng cách sau lăn kim

Sau khi thực hiện lăn kim, chăm sóc làn da không tuân theo chỉ định của bác sĩ hoặc dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng cũng là nguyên nhân khiến làn da bị tổn thương, khiến da bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, làn da sau khi lăn kim rất nhạy cảm và cần thực hiện che chắn kỹ lưỡng, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời khiến da bị xỉn màu, thâm nám và sau này khó điều trị.

Khóa học xem nhiều

Thông tin liên hệ

  • 50-52-54-56-57 Trần Tống - Thanh Khê - Đà Nẵng
  • 0904 083 107
  • trungtamthammycamanh@gmail.com