Lăn kim và phi kim khác nhau như thế nào?


1. Sử dụng phi kim nghĩa là những tác động cơ bản từ bên ngoài có giúp trẻ hoá không hay chỉ đẹp da tạm thời?

Phương pháp vi điểm trên da- phi kim hay lăn kim còn được gọi là liệu pháp tăng sinh collagen được sử dụng trong một thời gian dài trong các viện thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp.  Với phương pháp này, đầu kim lăn sẽ gây ra những tổn thương giả rất nhỏ, từ đó tạo ra nhiều yếu tố làm lành da trong đó chủ yếu là sự tái tạo phát triển mô da. Da sẽ được tái tạo mới, được làm đầy và đẹp hơn. Đồng thời, tế bào gốc sẽ được đưa vào cơ thể giúp tăng sinh các tổ chức liên kết da, tăng sinh collagen giúp làm mới và mịn và cải thiện các vết sẹo rỗ cũng như sẹo lõm vùng da vùng điều trị. 
Phương pháp lăn kim tế bào gốc  hiệu quả  không thua kém các phương pháp làm đẹp khác. Vi điểm trên da cũng không gây đau đớn, da phục hồi rất nhanh và đặc biệt là giá thành lại thấp hơn những phương pháp trẻ hóa khác. Chính nhờ những yếu tố đó mà nó hiện thu hút khá nhiều phái đẹp. 

2. Điều trị phi kim sau bao lâu mới có hiệu quả?

Để có hiệu quả rõ ràng, nên theo ít nhất 3-6 tháng điều trị. Kết quả đầu tiên có thể nhìn thấy sau 1-2 tháng, ví dụ như độ sáng của da. Nhưng đối với những vết sẹo lớn, bạn phải kiên nhẫn với chính mình. Chúng ta phải dành thời gian cho cơ thể đổi mới theo tốc độ riêng của mình. Sự kiên trì sẽ đem lại kết quả thật ngoạn mục!
Các kết quả phi kim đem lại như sau:
• Trẻ hóa làn da
• Kích hoạt sửa chữa và đổi mới tế bào
• Làm se lỗ chân lông
• Giảm sẹo rỗ
• Chống lại vết rạn da
• Giảm các nếp nhăn cục bộ 
• Giảm khả năng nhìn thấy các tĩnh mạch và mạch máu

Điều trị phi kim sau bao lâu mới có hiệu quả?
 
 
3. Những tình trạng da nào có thể phi kim hiệu quả và những tình trạng nào là k thể?
 Một số đối tượng không nên phi kim sẽ gặp tổn thương rất lớn:
• Da bị mụn viêm, mụn bọc, mụn mủ
• Da nhạy cảm, dễ nổi mẫn ngứa hay bỏng rát khi thoa sản phẩm dưỡng da
• Da bị chân nám sâu và lớp sừng quá dày
• Đang có vết thương hở, viêm da viêm nhiễm
• Da quá mỏng, mao mạch hiện rõ do nhiễm corticoid
• Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh truyển nhiễm
• Phụ nữ mang thai, sẹo lồi

4. Phương pháp lăn kim và phi kim khác nhau như thế nào?
Về cơ bản, lăn kim là phương pháp dùng 1 công cụ y tế dạng bánh xe với những đầu kim nhỏ để tạo vùng thương tổn trên da mặt, kích thích quá trình tái tạo phục hồi để làm đầy sẹo rỗ. Phương pháp này đã được sử dụng nhiều năm nay và tiềm ẩn nhiều nguy cơ như :
- Thực hiện trị liệu bằng tay 1 cách thủ công, kết quả không ổn định do phụ thuộc quá nhiều vào trình độ của bác sĩ tham gia trị liệu
- Hiệu quả thấp hoặc cá biệt hơn là không cải thiện được tình trạng da do đầu kim không đủ độ nhỏ và sắc
- Kiêng khem nghỉ dưỡng ngặt ngèo, sưng viêm, đỏ tấy, rỉ máu kéo dài trong 3-4 ngày
- Dễ dẫn đến hậu quả nhiễm trùng, tụ huyết cầu, rách mô liên kết, rách mạch máu
Phi kim là phương pháp trị liệu tân tiến, khắc phục toàn bộ nhược điểm của kẻ tiền nhiệm
- Đầu kim nano siêu nhỏ
- Hệ thống kim máy chạy tự động được tính toán tỉ mỉ về lực, phạm vi tác động kết hợp với kết cấu thiết kế khoa học giúp kết quả điều trị luôn ổn định ở mức cao nhất
- Phạm vi xâm lấn tuyệt đối trong mức cho phép không gây ảnh hưởng nặng nề đến tổ chức da
- Thời gian nghỉ dưỡng ngắn chưa đầy 24 tiếng da mặt trở về trạng thái bình thường.
 
5. Lăn kim và phi kim phương pháp nào an toàn hơn?
 
Lăn kim và phi kim phương pháp nào an toàn hơn?
 
Hiện nay, một số bạn bất chấp cơ địa, tình trạng da và loại da, thay vì tìm đến cơ sở thẩm mỹ, spa uy tín thì vẫn chọn lăn kim tế bào gốc tại nhà. Nếu bạn không cẩn thận dùng lăn kim tại nhà, mà không biết điều kiện da của mình như thế nào, bạn sẽ gây tai biến ngay. Tai biến hay gặp nhất là thâm nám sau lăn kim, hay còn gọi là tăng sắc tố sau viêm. Việc sử dụng các loại kim lăn không bảo đảm chất lượng, đầu kim không đủ độ nhọn và sắc, đều khi trị liệu sẽ làm rách mô liên kết, thủng mạch và mao mạch máu, dẫn đến hình thành các ổ tụ huyết cầu dưới da, làm da sạm đen sau khi lăn.
Hơn nữa, do có xâm lấn da nên phải đảm bảo vô trùng các dụng cụ và thực hiện bởi người được đào tạo về y tế. Việc không tuân thủ quy trình vô trùng kim lăn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm như Viêm gan B, HIV/AIDS. Hơn nữa, việc sử dụng tế bào gốc được bán tràn lan, giá rẻ, không rõ nguồn để bôi sau khi lăn kim cũng có thể gây ra dị ứng, đỏ rát, sưng tấy... và khi đã xảy ra biến chứng thì việc phục hồi lại làn da rất khó khăn.

 

- Nhìn chung cả hai phương pháp đều mang đến kết quả tốt nhất cho làn da, nhưng khi dùng phi kim bạn sẽ giảm thiểu được cảm giác đau đớn hơn và trở lại sinh hoạt bình thường ngay sau đó. Thời gian tái tạo và phục hồi của phi kim nhanh hơn kéo theo chế độ chăm sóc nhẹ hơn khi dùng lăn kim.
- Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, nếu muốn điều trị sẹo rỗ bạn nên dùng lăn kim. Đối với các trường hợp trị mụn, nám, tàn nhang, thì hãy chọn liệu pháp phi kim để đạt được hiệu quả tốt nhất.
 

Khóa học xem nhiều

Thông tin liên hệ

  • 50-52-54-56-57 Trần Tống - Thanh Khê - Đà Nẵng
  • 0904 083 107
  • trungtamthammycamanh@gmail.com