Kỹ thuật phun xăm môi không đau

Phun xăm đã trở thành phương pháp làm đẹp được nhiều chị em ưa chuộng. Tuy nhiên vẫn có không ít người băn khoăn liệu phun xăm môi có đau không? Cùng tham khảo câu trả lời ở bài viết dưới đây và “bỏ túi” những điều cần biết khi phun xăm môi
Phun xăm đã trở thành phương pháp làm đẹp được nhiều chị em ưa chuộng. Tuy nhiên vẫn có không ít người băn khoăn liệu phun xăm môi có đau không? Cùng tham khảo câu trả lời ở bài viết dưới đây và “bỏ túi” những điều cần biết khi phun xăm môi


Tầm quan trọng của gây tê trong làm đẹp

Làm đẹp là một trong những dịch vụ sử dụng thuốc gây tê nhiều nhất hiện nay. Trong tất cả các thủ thuật từ đơn giản đến phức tạp, thuốc tê là cách tốt nhất để giúp khách hàng giảm đau, giảm sung cũng như làm ổn định vùng da làm thủ thuật. Trong đó, xăm môi là dịch vụ phổ biến nhất và thường xuyên sử dụng thuốc tê cho khách hàng.

Nhiều chị em cho biết thuốc tê giúp họ thoải mái và yên tâm hơn trong và sau khi sử dụng dịch vụ. Đặc biệt, thuốc tê còn giúp sát trùng, tránh bị biến chứng do nhiễm trùng, viêm sưng
Khị triển khai ủ tê, kỹ thuật viên sẽ thoa thuốc tê ngay vào vùng xăm. Thuốc ngấm đến đâu thì sẽ tê đến đó.

Cách gây tê đúng cách không sung, không đau khi xăm môi
Để thuốc tê phát huy hiệu quả, các chuyên viên cần thực hiện đúng các bước sau đây:
Bước 1: Chèn bông bảo vệ bên trong môi và tẩy da chết bằng dung dịch tẩy da chết môi nên đi găng tay kỳ nhẹ nhàng cả trong lòng môi và ngoài viền môi. Bước này giúp môi sạch không bị bệt màu lại trong khi phun dễ quan sát màu vào môi khi phun.

Bước 2: Bôi vazelin xung quanh môi sát viền môi đảm bảo không bị lẹn và cháy tê viền môi.

Bước 3: Ủ tê và kiểm tra tê. Tùy vào thời gian yêu cầu của loại tê mà kỹ thuật viên sử dụng là bao nhiêu để kiểm tra lượng thuốc tê cho phù hợp.Nên kiểm tra dù màu môi của khách chuyển màu trắng tái hay không vẫn phải kiểm tra.
Cách kiểm tra hiệu quả nhất là bật máy đi nhẹ 1 đường ngắn kim không chấm màu vào vùng vành môi trên và vành môi dưới nơi có hai huyệt nhạy cảm nhất và vùng mép của khách hàng.

Có nhiều môi ủ tê chuyển màu trắng tái là đã ăn tê tốt. Có những môi ủ tê bao nhiêu vẫn hồng không chuyển trắng. Những môi dặm lại sau 1 – 2 tháng da môi mỏng sẽ ngấm tê nhanh hơn bạn kiểm tra liên tục đảm bảo không bị quá tê trên môi da mỏng.
Nếu khách không đau thì có thể làm luôn. Nếu đau ít thì phải đợi đến đủ thời gian tê rồi làm còn kh kêu vẫn đau nhiều bạn tắt máy dùng đầu kim không gãi và cào kỹ phần môi ngoài sát viền của khách ủ thêm 1 đến 5 phút và có thể làm. Vì khi da hở ra dù hở nhẹ giúp ăn tê tốt hơn.

Bước 4: Lau sạch và tiến hành làm như bình thường. Sau khi ủ tê lần đầu nên sử dụng tê bổ trợ và không sử dụng tê quá 2 lần trong 1 lần phun môi. Cách cào kỹ sẽ giúp kỹ thuật viên hạn chế nhất phải dùng tê trong phun môi tránh tình trạng cháy tê hay bong ra ám tê sau phun mất thẩm mỹ khiến khách hàng lo ngại.


 
Phun xăm môi có đau trong quá trình thực hiện không?
Phun xăm môi là phương pháp đưa chất tạo màu lên môi nhằm cải thiện sắc tố của môi. Với kỹ thuật này, làn môi thâm xỉn và thô ráp của chị em sẽ biến mất, thay vào đó là bờ môi căng mọng quyến rũ ánh nhìn. Trên thực tế, xăm môi và phun môi là hai phương pháp khác nhau.  Xăm môi là kỹ thuật dùng đầu kim có mực xăm tác động sâu vào lớp biểu bì bên trong da. Việc tác động quá sâu của phương pháp này gây ảnh hưởng không tốt cho da môi, thậm chí có thể dẫn đến sưng nề, mưng mủ hoặc chảy máu. Các dây thần kinh trên môi bị xâm lấn nên nhiều trường hợp dẫn đến nhiễm trùng. Đây là phương pháp làm đẹp môi lạc hậu và hiện nay không còn được ưa chuộng.
 
Phun môi được xem là phương pháp hiện đại để cải thiện khuyết điểm đôi môi. Màu mực sẽ được đưa vào lớp thượng bì da bằng dụng cụ phun xăm chuyên dụng có gắn đầu kim siêu nhỏ. Đây được xem là phương pháp hoàn hảo với tốc độ đưa mực xăm đều, lên màu chuẩn, giúp đôi môi căng bóng và rạng rỡ tức thì. Bởi những lý do trên mà phun môi được nhiều chị em ưa chuộng. Tâm lý sợ đau là điều dễ hiểu, tuy nhiên công nghệ phun môi hiện đại sẽ hạn chế được điều này. Những vi chạm siêu nhỏ vào lớp thượng bì môi sẽ không xâm lấn quá sâu và không ảnh hưởng đến các vùng xung quanh. Khách hàng có thể yên tâm vì phun môi không gây đau đớn trong quá trình thực hiện. Trước khi vào phun xăm, bạn sẽ được ủ tê để có cảm giác thư thái và dễ chịu nhất.

Sau khi phun xăm về môi có còn bị đau?
 Thông thường sau phun môi bạn sẽ có cảm giác hơi sưng và đau rát nhẹ ở môi. Đây là điều hoàn toàn bình thường mà ai cũng gặp phải. Cơ địa phản ứng chỉ trong 1 – 2 ngày là biến mất nên bạn không phải quá lo lắng về điều này. Bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể dùng thuốc giảm đau phù hợp.  Trong trường hợp bạn lựa chọn phun xăm ở địa chỉ làm đẹp không uy tín thì tình trạng sưng đau lâu ngày có thể xảy ra. Môi nổi mụn nước, dị ứng mẩn đỏ lâu ngày cùng hiện tượng tụ máu xuất hiện… là những dấu hiệu của nhiễm trùng sau phun môi mà bạn cần lưu ý. 

Phun môi dặm lại có đau không?
Sau phun môi, bạn sẽ mất khoảng 5 – 7 ngày để môi bong vảy. Sau quá trình này môi sẽ lên màu đều và đẹp như ý. Màu môi lên hoàn hảo nhất là thời gian sau 1 tháng kể từ khi phun xăm. Tuy nhiên hiện nay có nhiều người gặp phải tình trạng màu lên không đều, chỗ đậm, chỗ nhạt rất rõ. Nguyên nhân của tình trạng này phải kể đến mực xăm kém chất lượng cùng kỹ thuật phun môi lỗi thời. Màu mực khó ăn vào môi khiến môi lên màu không đều, loang lổ và thậm chí có dấu hiệu nhiễm trùng da. Bên cạnh đó còn phải kể đến trình độ tay nghề của chuyên viên phun xăm. Nếu chuyên viên tay nghề non sẽ đưa màu mực vào không đều tay, dẫn đến chỗ đậm chỗ nhạt khiến đôi môi mất thẩm mỹ. Ngoài ra chế độ chăm sóc sau phun xăm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả.

Do đó chị em thường chọn phương án đi dặm lại môi như cách để “cứu rỗi” tình trạng này. Bạn nên tìm đến các địa chỉ phun môi uy tín để thực hiện dặm lại màu môi. Ở đây chuyên viên sẽ tiến hành ủ tê để khách hàng có trải nghiệm thoải mái và nhẹ nhàng nhất.  Một lưu ý cho khách hàng đó là hãy thực hiện dặm lại môi màu sau 1,5 – 2 tháng thực hiện phun xăm. Thời gian này môi đã bong hoàn toàn lớp vảy và cơ địa trở nên ổn định hơn. Bạn không nên nóng lòng đi dặm lại môi quá sớm bởi sẽ chỉ khiến môi bị sưng đau hơn.
 

Khóa học xem nhiều

Thông tin liên hệ

  • 50-52-54-56-57 Trần Tống - Thanh Khê - Đà Nẵng
  • 0904 083 107
  • trungtamthammycamanh@gmail.com