Dấu hiệu và và biến chứng của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ còn được gọi là bệnh lý trượt đĩa đệm gây phát sinh nhiều biến chứng. Bệnh xảy ra do sự trồi lệch bao xơ nằm giữa các đĩa đệm và khiến lượng nhân nhầy thoát ra. Từ đó đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí bên trong đốt sống và chèn ép lên tủy sống. Nếu như đĩa đệm gây chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh sẽ không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến vận động tại cổ và các chi dưới của bệnh nhân.
Đốt sống cổ là khu vực chịu áp lực trên toàn bộ phần đầu và phục trách vận động của đầu. Vì thế mà các đĩa đệm tại đây rất dễ tổn thương và thoát vị khi hoạt động quá mức hoặc ít hoạt động khiến khớp xương bị thoái hóa. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ đặc trưng bởi tình trạng đau cổ gáy. Bình thường những đốt sống cổ dễ bị ảnh hưởng nhất là đốt sống C5 – C6 và C6 – C7, sau đó là đĩa đệm C4 – C5.
DẤU HIỆU
Dấu hiệu bệnh thoát bị đĩa đệm đốt sống cổ đặc trưng là những cơn đau mỏi vai gáy. Tuy nhiên do đây là biểu hiện chung của nhiều căn bệnh xương khớp nên bệnh nhân khó có thể phân biệt cụ thể. Nếu nhận thấy vùng cổ vai gáy đang có các triệu chứng sau, bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể:
- Đau nhức diện rộng: Ban đầu người bệnh có biểu hiện đau mỏ và tê bì tại vùng cổ vai gáy. Cơn đau khởi phát tại một hoặc 2 đốt sống cổ và có thể lan rộng ra khắp vùng bả vai, cánh tay hoặc lan lên sau đầu và hốc mắt.
- Tê ngứa ở tay và chân: Tình trạng tê mỏi có thể lan rộng khắp vùng bả vai và dọc cánh tay. Cùng lúc đó khối thoát vị chèn ép vào tủy sống, gây ra cảm giác tê ngứa và bắt đầu khởi phát từ cổ ra toàn thân rồi lan tới chân tay. Khi nhân nhầy đĩa đệm tràn ra và gây tê ngứa ở dây thần kinh, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng tê ngứa tại vùng cánh tay, bàn và ngón tay.
- Cứng cổ: Thông thường cổ chúng ta có thể xoay chuyển, điều khiển hoạt động ngửa và cúi đầu linh hoạt. Tuy nhiên khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, bệnh nhân sẽ bị cứng cổ và không thoải mái khi cử động xoay cổ. Đôi khi bệnh nhân sẽ bị cứng cổ, đau nhức vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy.
- Vận động gặp khó khăn: Cử động cổ và cánh tay bị hạn chế, nghiêm trọng hơn là người bệnh không thể đưa tay ra sau lưng hoặc giơ tay lên cao; gặp hạn chế trong hoạt động cúi ngửa hoặc quay cổ. Nếu các dây thần kinh liên kết với chi dưới bị tổn thương, người đi bộ có thể gặp khó khăn, có cảm giác căng cứng bắp chân khi đi lại.
- Yếu cơ: Dấu hiệu yếu cơ xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm chèn ép vào tủy sống. Bệnh nhân có thể bị yến cơ bắp tay ban đầu, sau đó là cơ chân khiến việc đi lại không vững, dáng đi xiêu vẹo. Đồng thời nếu như tình trạng yêu cơ tăng lên, bệnh nhân có thể cảm thấy các thớ cơ vùng đùi và bắp chân rung lên mỗi khi vận động gắng sức.
- Những dấu hiệu khác bao gồm tình trạng đau một bên lồng ngực, tức ngực, đau lưng, táo bón, khó tiểu …. bệnh nhân cần cẩn trọng vì đây là những biến chứng cấp độ nhẹ của bệnh.
Thoát vị đĩa đệm cổ là một bệnh lý tương đối nguy hiểm vì nó có thể phát triển thành nhiều biến chứng liên quan. Không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp, bệnh còn gây ra những ảnh hưởng đến hệ thần kinh, biến chứng huyết áp, tim mạch… Mức độ nguy hiểm tăng lên khi bệnh nhân đang mắc phải các căn bệnh mãn tính khác như tiểu đường, bệnh tim, rối loạn đông máu, bệnh thận…
Hậu quả nguy hiểm nhất của các căn bệnh xương khớp nói chung là bệnh nhân có thể mất dần khả năng vận động. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị đúng lúc, những biến chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng xảy ra là:
- Ảnh hưởng đến chi: Khi lớp nhân nhầy đĩa đệm thoát ra nhiều sẽ gây chèn ép rễ thần kinh dẫn đến tê tay, các chi không nhận đủ máu và dinh dưỡng khiến chức năng suy yếu.
- Gây thiểu năng tuần hoàn não: Triệu chứng chèn ép và sai lệch cột sống khiến hệ thần kinh thực vật rối loạn, người bệnh có thể bị mất thăng bằng, tuần hoàn máu lên não kém gây rối loạn tiền đình…
- Teo chi: Bệnh nhân có thể bị dị cảm, rối loạn cảm giác ở hai tay hay thậm chí bệnh nhân có thể cảm thấy một hoặc hai tay của mình teo đi.
- Bại liệt: Biến chứng thoát vị đĩa đệm lớn nhất và nguy hiểm nhất có thể gây ra bại liệt hai cánh tay thậm chí cả thân trên và tàn phế suốt đời. Người bệnh có khả năng liệt một nửa người hoặc liệt chi có dây thần kinh bị tổn thương vĩnh viễn.
bài viết liên quan
- Son dưỡng cho phun xăm? Top 8 những loại son dưỡng nên sử dụng sau khi phun môi - 2024-03-19 15:59:38
- UỐN MI CÓ HẠI GÌ KHÔNG? CÓ NÊN THỰC HIỆN UỐN MI KHÔNG? - 2024-02-02 15:06:52
- TOP 11 KỸ THUẬT PHUN MÔI MỚI NHẤT NĂM 2024 - 2024-01-26 11:52:26
- TOP 10 CÁC LOẠI HẠT ĐẬU TỐT CHO SỨC KHỎE, BẠN CẦN BỔ SUNG. - 2023-12-21 09:41:56
- TÁC HẠI CỦA LĂN KIM DA MẶT BẠN CẦN PHẢI BIẾT - 2023-12-02 14:14:29
- TOP 12 MÀU TÓC ĐẸP NHẤT DÀNH CHO NỮ CHẮC CHẮN LÊN NGÔI NĂM 2024 - 2023-11-15 11:45:02
- QUY TRÌNH SKINCARE CHO DA DẦU MỤN - 2023-08-14 11:43:47
- ĂN GÌ SAU KHI XĂM MÔI ĐỂ LÊN MÀU ĐẸP - 2023-08-03 08:51:54
- MỘT SỐ THÔNG TIN DÀNH CHO HỌC NAIL ĐI NƯỚC NGOÀI - 2023-07-24 16:43:27
- QUY TRÌNH SKINCARE ĐIỀU TRỊ CHO LÀN DA SẠM NÁM - 2023-07-15 10:45:52
Khóa học xem nhiều
- KHÓA HỌC CHĂM SÓC SẮC ĐẸP - 2021-02-22 12:10:37
- KHÓA HỌC THỢ PHỤ LÀM TÓC - 2020-07-11 00:44:21
Thông tin liên hệ
- 50-52-54-56-57 Trần Tống - Thanh Khê - Đà Nẵng
- 0904 083 107
- trungtamthammycamanh@gmail.com