Công dụng của việc tắm bằng thảo dược

Tắm thảo dược hiện đang là liệu pháp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là phụ nữ với mong muốn có được làn da tươi trẻ, sắc vóc săn chắc và luôn khỏe mạnh.
Tắm thảo dược hiện đang là liệu pháp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là phụ nữ với mong muốn có được làn da tươi trẻ, sắc vóc săn chắc và luôn khỏe mạnh.


 
Các chuyên gia y tế - thường là những người thực hiểu sự cần thiết của việc tăng cường thúc đẩy hệ thống chữa bệnh tự nhiên vốn có của cơ thể và ngăn ngừa những một số bệnh tật, họ nhấn mạnh rằng: việc tắm thảo dược cũng có nhiều lợi ích rất diệu kỳ cho sức khỏe. Điều này cũng không có gì là đáng ngạc nhiên hay mới mẻ đối với chúng ta. Bởi từ rất lâu, còn người đã biết sử dụng thảo dược để làm đẹp da và hơn nữa tắm thảo dược còn là liệu pháp thư giãn tinh thần, giúp cơ thể giảm mệt mỏi, căng thẳng, luôn tỏa mùi hương thơm dịu nhẹ sau một ngày dài làm việc.
Ở phương Đông, tắm thảo dược được cổ nhân gọi là phương pháp dược dục liệu pháp. Có thể hiểu về cơ bản, việc thực hiện dược dục liệu pháp là cho thêm vào nước tắm các loại thảo dược tươi hoặc trực tiếp sử dụng các loại dịch thuốc y học cổ truyền pha sẵn để làm nước tắm toàn thân hay cục bộ, mang đến tác dụng làm đẹp, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ và nâng cao sức khỏe.


Thảo dược tắm có thể tự pha hoặc sử dụng dịch thuốc có sẵn
 
Tắm thảo dược mang đến những lợi ích gì cho sức khỏe và sắc đẹp?
Làm sạch cơ thể: Cũng như các cách tắm thông thường khác, việc tắm thảo dược cũng mang đến tác dụng là giúp làm sạch cơ thể sau một ngày dài. Ngoài ra, việc kết hợp với các loại thảo dược như bạc hà, kinh giới, ngải cứu, cỏ tranh, cỏ mật,... trong nước tắm, bên cạnh việc giúp cơ thể sạch sẽ, tràn đầy sinh lực còn tạo mùi thơm cho cơ thể, làm se khít lỗ chân lông, đồng thời kích thích việc sản sinh tế bào mới, cho da khỏe đẹp hơn.

Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh: Các tinh chất thảo dược có trong nước tắm, tác động trực tiếp lên da và niêm mạc, hỗ trợ điều trị các bệnh lý nội khoa và da liễu. Ngoài ra, áp lực của nước thảo dược có tác dụng xoa bóp, thúc đẩy máu hồi lưu nhanh chóng, dịch bạch huyết, giảm sưng nề và giảm đau. Đồng thời, với bệnh nhân mắc các bệnh chi dưới như: viêm tắc động mạch chân, viêm khớp gối, liệt bại hai chân thì có thể áp dụng tắm ngâm nữa người dưới với thảo dược để mang đến hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Dưỡng ẩm, làm mịn da: Các loại thảo dược như hoa hồng trắng, hoa sen khi dùng để đun nước tắm... sẽ là những liệu pháp cung cấp thêm độ ẩm tuyệt vời cho da, giúp da giữ được lượng nước cần thiết, căng mọng bởi chúng cung cấp nước, các loại khoáng chất và vitamin. Thêm nữa, các loại thảo dược còn chứa rất nhiều các dưỡng chất quý có tác dụng giúp làn da tươi sáng, giảm các dấu hiệu mụn nhọt, thúc đẩy nhanh chóng quá trình lưu thông khí huyết, thanh nhiệt giải cảm, thư giãn cho bạn giấc ngủ ngon sâu hơn, để thức dậy vời làn da tươi hồng rạng rỡ ngày hôm sau.

Vậy có phải tắm thảo dược là hoàn toàn vô hại?
Hầu hết chúng ta đều biết, việc tắm thảo dược là một phương pháp tự nhiên an toàn và hầu như không có tác dụng phụ. Nhưng điều này không thể khẳng định rằng bất cứ ai cũng có thể thực hiện phương pháp tắm này thay cho cách tắm thông thường. Có một số trường hợp sau khi tắm gặp phải các vấn đề về da do việc pha thuốc, thảo dược tươi không đúng cách. Vì vậy, để tránh “tiền mất, tật mang”, khi tắm thảo dược cần lưu ý:
- Người bị bệnh cao huyết áp, suy tim, suy mạch vành, xơ vữa động mạch, u mạch máu, có tiền sử nhồi máu cơ tim, xuất huyết, khi tắm cần tham khảo ý kiến của bác sỹ và chuyên gia tư vấn.
- Phụ nữ đang trong hành kinh, người bị dị ứng với các thành phần thảo dược có trong dịch thuốc không nên thực hiện.
- Không nên tắm trước và sau bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc trước khi ngủ. Tránh ngâm mình quá lâu vào mùa đông để đề phòng cảm lạnh.

Khóa học xem nhiều

Thông tin liên hệ

  • 50-52-54-56-57 Trần Tống - Thanh Khê - Đà Nẵng
  • 0904 083 107
  • trungtamthammycamanh@gmail.com