Các trường hợp không nên phun xăm thẩm mỹ

Phun xăm thẩm mỹ hiện đang là một trong những phương pháp làm đẹp phổ biến hiện nay. Thế nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể thực hiện phun xăm thẩm mỹ. Mặc dù được đánh giá là phương pháp làm đẹp thẩm mỹ rất an toàn. Nhưng thực tế, nhiều người gặp phải những rủi ro ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt và sức khỏe. Vậy những trường hợp nào không nên phun xăm thẩm mỹ?
Trong thành phần các loại mực phun xăm có chứa rất nhiều kim loại nặng và hóa chất tạo màu. Cụ thể: màu đỏ tạo từ thủy ngân, cadmium, sắt,…, màu cam tạo từ Cd và các hợp chất az, màu vàng từ chì, màu xanh lá từ nhôm , đồng, chì, màu đen từ nicken, sắt, carbon….
 
1.Phụ nữ có thai và cho con bú
Độc và nguy hiểm nhất cho phụ nữ mang thai chính là chất thủy ngân và chì. Nhiều nghiên cứu của các bác sĩ phụ sản chỉ ra rằng “bà bầu nếu tiếp xúc với một lượng thủy ngân hữu cơ nhất định có thể làm tổn hại lớn tới sự phát triển của thai nhi.” Do đó, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú thì gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của hai mẹ con.
Phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ đang mang thai không nên phun xăm


2. Bệnh nhân đang trong thời kỳ điều trị hóa chất, xạ trị
Hóa trị, xạ trị có thể làm giảm số lượng các tế bào máu bình thường trong cơ thể. Trong quá trình thực hiện hóa trị/ xạ trị, bệnh nhân có thể có nguy cơ thiếu máu do giảm hồng cầu, tăng nguy cơ nhiễm trùng do giảm bạch cầu và dễ bị chảy máu do giảm tiểu cầu.
Đặc biệt, cơ thể bệnh nhân trong giai đoạn này rất yếu và dễ bị tổn thương ngay với những tác động nhỏ. Vì vậy, việc phun xăm thẩm mỹ ở những trường hợp đang hóa trị, xạ trị là điều không nên và không thể.

3. Người cơ địa dị ứng, đặc biệt là dị ứng da
Da là một cơ quan hết sức nhạy cảm trên cơ thể người. Có khả năng phản ứng mạnh mẽ với các tác động từ bên ngoài như thuốc và màu mực để phun thêu.
Hầu hết với những người bị các bệnh về da như viêm da, dị ứng sẽ khó đạt được hiệu quả phun xăm thẩm mỹ như mong đợi. Tại các spa, trước khi phun hay thêu, các chuyên gia sẽ làm sạch vùng da cần phun, thêu. Tiếp đến là thử kim, đo huyết áp, thử mực trên da. Khi các bước test này cho chỉ số an toàn. Kỹ thuật thẩm mỹ mới được phép thực hiện.

Nếu bạn không có các triệu chứng bất thường nào thì quy trình phun xăm thẩm mỹ như điêu khắc chân mày, phun mày tán bột… mới được tiến hành. Các trường hợp còn lại sẽ được các bác sĩ tiến hành điều trị da liễu cho đến khi hồi phục mới tiến hành thực hiện.
Vì thế, nếu bạn thuộc nhóm những người có các bệnh về da liễu như viêm da, dị ứng. Tốt nhất bạn nên sử dụng các phương pháp làm đẹp khác. Thay vì lựa chọn các dịch vụ phun thêu nhằm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Người cơ địa dị ứng, đặc biệt là dị ứng da

Đối với người cơ địa dị ứng, đặc biệt là dị ứng da

4. Người thường xuyên sử dụng chất kích thích
Rượu, bia, cà phê, trà….là các chất kích thích ảnh hưởng lớn tới sự lưu thông trong máu. Khiến cho màu phun xăm thẩm mỹ từ các phương pháp như điêu khắc chân mày, phun mày tán bột… lên không đều.
Các chất kích thích còn có thể khiến nước mô (huyết tương) tiết ra nhiều hơn bình thường. Nên sẽ khiến cho vùng phun xăm dễ bị nhiễm trùng, màu mực không lên màu. Màu mờ nhạt và rất xấu. Với những người có thói quen sử dụng các loại đồ uống hay các chất kích thích  kiêng khem trong vòng từ 5-7 ngày cả trước và sau thực hiện phun xăm thẩm mỹ.

Người thường xuyên sử dụng chất kích thích

5. Người bị bệnh tiểu đường không kiểm soát được
Với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường mà không thể kiểm soát được thì tốt nhất không nên thực hiện phun xăm thẩm mỹ bởi có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.

Người bị bệnh tiểu đường không kiểm soát được không nên thực hiện phun xăm thẩm mỹ
 
Tuy nhiên, nếu bị bệnh tiểu đường những bạn chắc chắn rằng có thể kiểm soát được chỉ số đường huyết của cơ thể và đảm bảo rằng chỉ số này không tăng (luôn duy trì ở mức ổn định) trong suốt quá trình thực hiện phun xăm thì bạn vẫn có thể thực hiện phun xăm thẩm mỹ như bình thường.
Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn nên tìm đến những thợ phun xăm được đào tạo từ những nơi uy tín để được tư vấn cụ thể và chính xác hơn.

6. Người mắc bệnh máu khó đông

Người mắc bệnh máu khó đông khong nen phun xam

Máu khó đông là hiện tượng máu chảy kéo dài, khó cầm được. Theo nghiên cứu thì cứ 1000 người sẽ có 1 người mắc bệnh này nhưng không phải mọi trường hợp đều được chẩn đoán và điều trị.
Trên thực tế, việc phun xăm thẩm mỹ vẫn tác động trực tiếp lên vùng da. Do đó, để hạn chế tối đa những tổn hại có thể xảy ra thì nên kiểm tra trước, nếu mắc bệnh máu đông thì sẽ không tốt nhất đừng nên thực hiện phun xăm thẩm mỹ.

7. Người đang sử dụng các thuốc chống đông máu
Thuốc chống đông máu có tác dụng ngăn chặn sự hình thành huyết khối, thường được chỉ định trong phòng ngừa và điều trị các bệnh lý do sự hình thành huyết khối gây ra như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, nghẽn mạch phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu, rung tâm nhĩ… Những người đang sử dụng các thuốc chống đông hoặc các chất làm giảm khả năng đông máu nên hạn chế tối đa các hoạt động có nguy cơ chảy máu.
Vì vậy, những đối tượng này đều được khuyến cáo không nên sử dụng các dịch vụ phun xăm bởi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

8. Bị sẹo mới dưới 6 tháng ở khu vực phun xăm
Với công nghệ làm đẹp hiện đại, thì các vết sẹo có thể được che lấp thẩm mỹ bằng các kỹ thuật phun xăm, điêu khắc. Tuy nhiên, với những vết sẹo mới, làn da vẫn còn non yếu và có thể bị tổn thương bởi các tác động từ việc đi kim. Tốt nhất, bạn nên để da hoàn toàn liền sẹo để đạt được kết quả thẩm mỹ nhất.
Mỗi trường hợp khách hàng điều được thăm khám kỹ càng xem có đủ điều kiện thực hiện phun xăm hay không. Vì vậy, nếu bạn đang có những băn khoăn về sức khỏe thì nhớ lưu ý với các chuyên gia để được tư vấn và giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất nhé.
 
Với những trường hợp này, tốt nhất nên sử dụng các phương pháp làm đẹp khác để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hy vọng bài viết này về các trường hợp không nên phun xăm thẩm mỹ sẽ có ích với bạn. Chúc bạn luôn có một làn da khỏe đẹp!

Khóa học xem nhiều

Thông tin liên hệ

  • 50-52-54-56-57 Trần Tống - Thanh Khê - Đà Nẵng
  • 0904 083 107
  • trungtamthammycamanh@gmail.com