Bảo vệ móng tay đẹp sau khi làm nail

Điều trở ngại là quá trình chăm sóc và làm đẹp móng khiến các lớp da màng, bảo vệ kẽ móng thường bị trầy xước, hậu quả dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm…Thêm vào đó, khi vẽ Nails lên móng tay, lớp móng tự nhiên bị các hóa chất trong sơn lót, và chất kết dính “đàn áp”. Các hóa chất này khiến móng tay tự nhiên mỏng hơn, yếu đi, dễ bị khô, bong, tách. Chăm sóc móng tay sau khi làm Nails tạo không không gian cho móng tay phát triển khỏe mạnh trở lại và tránh tổn thương.
Bước 1: Sử dụng các nước đánh bóng móng tay
Sử dụng các nước đánh bóng móng tay với sản phẩm tăng cường khoáng chất, protein và canxi, giúp bảo vệ móng tay của bạn và thêm khoáng chất cho móng phát triển trở lại. Quá trình này cần được làm thường xuyên và mất từ 1 – 2 tháng.

Bước 2: Dùng kem dưỡng móng tay
Sử dụng kem dưỡng móng tay mỗi đêm, với thành phần chứa nhiều vitamin E, giúp nuôi dưỡng móng tay và thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của móng.
Có rất nhiều loại kem dưỡng móng tay đa tác dụng như làm trắng móng, làm cứng móng hay làm mềm các phần da ngay khóe. Tùy vào nhu cầu của bản thân mà mỗi chị em có thể chọn một sản phẩm chăm sóc móng tay phù hợp nhất.


 
Bước 3: Dưỡng móng với tinh dầu
Tinh dầu không những giúp bổ sung dưỡng chất cho móng tay mà còn làm cứng và bóng móng hơn. Ngâm móng tay trong dầu ôliu khoảng 10 phút/ mỗi ngày, duy trì đều đặn trong một tháng. Có thể kết hợp cùng một số hoạt chất như chanh hoặc mật ong để tăng thêm dưỡng chất cho móng tay. Sau tháng đầu tiên, bạn có thể làm thưa dần, ngâm móng tay trong khoảng 2 lần/ một tuần. Cách làm này giúp tăng cường độ ẩm cho móng tay.


 
Bước 4: Sử dụng găng tay khi tiếp xúc với nước
Mang găng tay cho các công việc có thể gây hại đến móng tay bạn như khi nấu ăn hoặc cọ rửa, lau chùi nhà cửa. Các chất tẩy rửa có hóa chất mạnh sẽ gây hại và làm móng tay của bạn nhanh chóng bị khô.
Với những chị em sau khi làm nail, các chất tẩy rửa sẽ làm bong tróc nước sơn móng tay của bạn mau hơn. Vì vậy, nếu muốn màu sơn được bền lâu nhất có thể thì chị em hãy mang găng tay bảo vệ cho móng mỗi khi tiếp xúc với nước.

Bước 5: Bổ sung các thực phẩm giúp nuôi dưỡng móng tay
Bổ sung các thực phẩm giàu biotin – giúp móng tay, móng chân dày và cứng cáp hơn. Nguồn biotin dồi dào trong súp lơ, trứng, quả bơ, ngũ cốc nguyên hạt cá hồi, dầu dừa, rau bina, thịt gà, cà chua...

Bước 6: Luôn có ý thức bảo vệ móng tay
Nếu chị em muốn sở hữu bộ móng khỏe mạnh thì phải biết chăm sóc móng đúng cách. Ngay cả việc sơn móng hay đắp móng cũng phải đúng thời điểm thì móng của bạn mới giữ được lâu và bền màu.
Vì vậy, sau khi móng tay được làm đẹp, chị em không nên đi tắm ngay vì khi đó móng dễ bị yếu và các biểu bì trong móng dễ bị phá vỡ; bởi các nguyên tử nước và hóa chất của nước sơn tác động lẫn nhau.
Bên cạnh đó, khi dũa móng, bạn cần để ý lấy tất cả phần thừa của móng còn sót lại trong chính móng tay sau khi đã dũa. Bởi đó cũng là phần bụi tích tụ trong móng nên dễ tạo vi khuẩn gây bệnh.

Cảnh báo:
Sau khi làm Nails, phần móng của bạn ít nhiều sẽ bị tổn thương. Cần đảm bảo, bạn đã loại bỏ sạch các chất làm Nails trên móng tay, móng chân bằng cách tẩy sạch với dung dịch acetone và cắt, vệ sinh móng tay, móng chân sạch sẽ. Trong thời gian phục hồi sức khỏe cho móng, tránh sử dụng các màu sơn quá nhiều, thay đổi màu mà không dùng chất đánh bóng hỗ trợ.

Khóa học xem nhiều

Thông tin liên hệ

  • 50-52-54-56-57 Trần Tống - Thanh Khê - Đà Nẵng
  • 0904 083 107
  • trungtamthammycamanh@gmail.com

Khóa đào tạo