10 cách giúp bảo vệ và tăng cường chức năng thận

Thận là cơ quan giữ vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp lọc máu và các chất thải. Thận còn có vai trò quan trọng trong kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu. Khi chúng ta uống nhiều nước thì lượng nước tiểu sẽ tăng lên và ngược lại.

Do phải hoạt động nhiều nên thận rất dễ bị tổn thương nếu như không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách. Khi thận có vấn đề, sức khỏe của con người cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dưới đây là 8 quy tắc vàng để bảo vệ thận, phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm.

1. Uống đủ nước
Nước làm loãng nồng độ chất thải trong nước tiểu và giúp thận hoạt động tốt. Trong thời tiết nóng hoặc tập thể dục gây đổ mồ hôi nhiều, bạn cần uống nhiều nước hơn. Màu của nước tiểu có thể giúp bạn nhận ra có bị mất nước hay không. Nếu nước tiểu đậm màu hơn màu rơm, có thể bạn đã uống không đủ nước.
2. Kiểm soát huyết áp, cholesterol và đường huyết
Tăng huyết áp, cholesterol hoặc lượng đường huyết cao có thể làm hỏng thận. Tăng huyết áp đặc biệt có hại. Nếu bạn có vấn đề với huyết áp, cholesterol hoặc đường huyết cao, hãy áp dụng các biện pháp như chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn.


3. Cắt giảm muối
Ăn nhiều muối làm tăng huyết áp, cản trở lưu lượng máu và làm hỏng thận. Để cắt giảm muối, ngoài việc giảm lượng muối nêm nếm, bạn cũng nên chú ý những món chứa nhiều muối như súp, nước sốt cà chua, thực phẩm đóng hộp...


4. Đừng ăn nhiều đạm (protein)
Chế độ ăn giàu protein hiện được nhiều người ưa chuộng, nhưng không nhiều người biết rằng, protein dư thừa có thể gây hại cho thận. Amoniac - một sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa protein có thể gây nguy hiểm với số lượng lớn, được chuyển thành ure và bài tiết dưới dạng nước tiểu qua thận. Ăn nhiều protein sẽ khiến thận phải làm việc chăm chỉ hơn.
Phụ nữ trưởng thành cần 0,75gr protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, trong khi đàn ông cần 0,84gr protein. Các thực phẩm giàu protein là: Thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu, hạt.



5. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn
Thịt nguội, khoai tây chiên... tuy ngon nhưng lại gây hại cho thận bởi chúng chứa nhiều natri và phospho.

6. Hạn chế rượu bia
Độc tố trong rượu cần được lọc ra khỏi máu. Rượu cũng gây mất nước, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thận. Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, bệnh gan - cả hai đều ảnh hưởng tiêu cực đến thận.

7. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc có thể gây hại cho tim, phổi và cả thận nữa. Hút thuốc làm tăng huyết áp, làm chậm lưu lượng máu đến thận.

8. Giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh
Thừa cân, béo phì có hại cho thận. Thừa cân cũng làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, dẫn đến bệnh thận. Lên kế hoạch giảm cân kết hợp giữa việc ăn uống và tập thể dục có thể giúp bạn đạt được mục tiêu cân nặng của mình. Bạn nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ, sữa không béo hoặc ít béo. Bạn cũng nên chọn những thực phẩm không chứa nhiều đường, chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa. Bạn nên tập thể dục như đạp xe, bơi hoặc đi bộ trong khoảng 150 phút mỗi tuần.

9. Nhớ ăn đậu nành, việt quất và rau lá xanh
Ăn quá nhiều protein có thể gây hại cho thận, nhưng không phải tất cả mọi loại protein. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn protein đậu nành thay vì protein động vật có thể làm giảm bệnh thận. Bạn chỉ cần không ăn quá nhiều protein.
Quả việt quất là loại thực phẩm tốt với thận. Chúng rất giàu chất chống oxy hóa, có thể bảo vệ thận khỏi bị tổn thương do viêm. Các loại rau lá xanh giàu calci có thể tránh được sỏi thận.

10. Đại hoàng và cúc hoàng anh
Đại hoàng (Rhubarb) và cúc hoàng anh (Goldenrod) có thể giúp cải thiện chức năng thận. Cúc hoàng anh giúp cải thiện chức năng, trương lực của thận, trong khi đại hoàng giúp bảo vệ thận khỏi bị hư hại.

Khóa học xem nhiều

Thông tin liên hệ

  • 50-52-54-56-57 Trần Tống - Thanh Khê - Đà Nẵng
  • 0904 083 107
  • trungtamthammycamanh@gmail.com

Khóa đào tạo