NHỮNG ĐIỀU KHIẾN MẸ CẢM THẤY THOẢI MÁI KHI MANG THAI

Khi mang thai do sự thay đổi hormone nên nhiều thai phụ cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt… Chính điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý mẹ bầu khi mang thai. Điều này lâu ngày trở nên rất nguy hiểm và dễ dẫn đến việc trầm cảm, thậm chí có nguy cơ sinh non.

Khi mang thai do sự thay đổi hormone nên nhiều thai phụ cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt… Chính điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý mẹ bầu khi mang thai. Điều này lâu ngày trở nên rất nguy hiểm và dễ dẫn đến việc trầm cảm, thậm chí có nguy cơ sinh non. 
Những biện pháp sau sẽ giúp cho mẹ phần nào lấy lại được tinh thần thoải mái và có cảm giác dễ chịu, thư giãn trong thời kỳ mang thai vàng son.


 
Tâm lý bà bầu qua từng giai đoạn mang thai sẽ khác nhau. Hiểu được từng giao đoạn tâm lý đó là điều quan trọng để có những điều chỉnh và tác động phù hợp giúp mẹ bầu luôn ở trong trạng thái tâm lý tốt nhất.
  • Tâm lý khi mang thai 3 tháng đầu như thế nào?
Những phụ nữ khi lần đầu mang bầu thường có nhiều áp lực hơn. Bà mẹ tương lai hầu như không lường trước được những bất ổn tâm lý đang diễn ra trong suốt thai kỳ. 
Tâm lý bất ổn của thai phụ do những thay đổi và mệt mỏi thể chất. Sự thay đổi hormone gây ra cảm giác buồn nôn, thèm ăn hay chán ăn, khó chịu trong người, hay cáu gắt, cảm giác bồn chồn lo lắng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh…
  • Cảm xúc tiêu cực đi kèm niềm hạnh phúc
Tuần đầu mang thai: Có cảm giác hồi hộp, đôi khi ngờ vực, lo sợ, tình cảm lẫn lộn vui buồn….
Những người lần đầu mang bầu, được nhận lời vô số lời chúc mừng, sự chăm lo của người thân bên cạnh sẽ mang đến hạnh phúc vô bờ. Đồng thời, cảm giác lo sợ cũng trộn lẫn niềm vui.
Ba tháng đầu do bị ốm nghén, nhiều bà bầu mệt mỏi, khó tập trung, cáu kỉnh và dễ quên. Mẹ bầu cũng nên chú ý đến chế độ ăn hợp lý, những kiêng kỵ trong giai đoạn bầu bì để bảo vệ thai nhi.
 


 
Trong suốt 9 tháng mang nặng, 3 tháng đầu được xem là lúc “nhạy cảm” nhất, do thai nhi còn quá nhỏ và mẹ bầu cũng chưa quen với những biến đổi của cơ thể.
Những trạng thái cảm xúc của mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất được bộc lộ dường như quá lớn. Khi vui thì cũng vui quá sức, khi buồn bã, tuyệt vọng cũng có điểm dừng. 
Có nhiều tình huống thông thường sẽ không đủ sức làm mẹ bầu bận lòng, nhưng trong thai kỳ sẽ làm mẹ rơi nước mắt, chán nản, nổi giận với ngay cả bản thân và gia đình.
Áp lực mang thai và viễn cảnh nuôi con đầu tiên làm mẹ bầu bồn chồn lo âu. Nguy cơ sảy thai ở 3 tháng đầu tiên chiếm 20% so với các giai đoạn khác. 
Chính vì vậy, tâm lý bà bầu 3 tháng đầu cũng vì thế mà bất ổn hơn nhiều.
  • Sự háo hức với vai trò mới
Giai đoạn đầu thai kỳ đóng vai trò quan trọng. Tâm lý bà bầu thư thái hơn khi nhận được sự chia sẻ của người chồng, của cha mẹ, họ hàng và bạn bè. Khi cân bằng cảm xúc, mẹ bầu sẽ có cảm giác háo hức với thiên chức làm mẹ.
Với người lần đầu tiên mang thai, mẹ bầu nên tập trung mọi quan tâm vào việc tìm hiểu thông tin về quá trình mang thai, chăm sóc thai nhi…


 
Bạn luôn lắng nghe và tìm hiểu mọi thay đổi của bé, bản năng làm mẹ phát triển tốt theo lẽ tự nhiên.
Trong thời gian cuối 3 tháng đầu thai kỳ, bé trong bụng mẹ bắt đầu hoạt động nhiều hơn. Tâm lý bà bầu trong giai đoạn này đỡ áp lực hơn vì đã biết con khỏe mạnh và bắt đầu dấu hiệu sống hiện hữu. 
Quan hệ của mẹ và bé bắt đầu kết nối thắt chặt hơn. Sự quan tâm và tình yêu thương dành cho thai nhi giúp đầu óc người mẹ tốt lên rất nhiều.
  • Nhạy cảm với những lời chỉ trích
Mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy bị tổn thương chỉ vì một lời nói hay hành động nhỏ. Trở nên cực kỳ nhạy cảm và dễ tổn thương là trạng thái thông thường, tuy nhiên mẹ cũng nên kiểm soát để bản thân không phải suy nghĩ quá nhiều về lời nói và hành động của người xung quanh.
  • Trở nên khó tính và hay cáu gắt
Khi mẹ mang thai, nhiều mẹ bầu trở nên rất khó tính hơn hẳn và cáu gắt với người khác. Nhiều lúc sự khó chịu này của mẹ không chỉ gây ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình mà có khi lại còn khiến đồng nghiệp trong cơ quan cũng phát hoảng.
Một số cách thức tâm lý phụ nữ mang thai thư thái
Sự quan tâm của gia đình, nhất là người chồng
Phần lớn mẹ mang thai cần sự quan tâm đặc biệt của người chồng, cần có cảm giác an toàn, ở bên cạnh để bớt lo âu. 
Người chồng nên bỏ hay tạm ngưng thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu, thay vào đó hãy thường xuyên hỏi han về cảm giác hay có thể tự tay massage bầu nhằm mong muốn của họ để cùng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Tâm sự, chia sẻ
Hãy chủ động tâm sự, chia sẻ những suy nghĩ, lo lắng của mình với người thân, bạn bè, ít ra mẹ bầu cũng được giải toả phần nào và còn có thể nhận được những lời khuyên bổ ích, sự giúp đỡ thích hợp.

Chăm sóc bản thân nhiều hơn
Bà mẹ mang thai cần có chế độ công việc và nghỉ cân bằng, hợp lý, không nên quá lao lực. 
Sau công việc căng thẳng, hãy nghỉ bằng cách bà bầu nghe nhạc, những bản nhạc giao hưởng hay nhạc không lời có giai điệu đu dương, đọc sách về kiến thức mang thai vừa giúp bà bầu thư thái vừa nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé. 
Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể đi dạo hoặc gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè, đi xem phim…

Tập luyện thường xuyên
Tập luyện, vận động cơ thể đều đặn, vừa sức bằng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, tập yoga… không những giúp mẹ duy trì vóc dáng mà còn khiến mẹ luôn được thư thái. 
Ngoài ra, mẹ bầu có thể đến các Spa dành cho bà bầu để được massage thư thái bầu khi thai nhi đã ngoài 4 tháng tuổi. 
Những động tác massage đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thai nhi và cả thế chất và đầu óc của mẹ. 

Sống lạc quan và luôn nở nụ cười
Cố gắng luôn nở nụ cười và giữ tâm trạng bình tĩnh, suy nghĩ theo hướng tích cực, giải quyết các vấn đề với thái độ thiện chí.

Giữ không khí trong gia đình luôn hoà thuận, êm ái

Tạo không gian thoáng mát cho ngôi nhà. Sắp xếp đồ dùng hợp lý, gọn gàng, trang trí trong nhà bởi những hình ảnh xinh xắn, những đồ lưu niệm đáng yêu hay những vật dụng yêu thích…
Tìm niềm vui khi làm những công việc mình thích như nấu ăn cho gia đình, làm đồ handmade… thậm chí là cả khi bà bầu tắm, vì đây là thời điểm giúp cơ thể được thư thái, xua tan mệt mỏi sau một ngày hoạt động.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày

Ngoài ra bà bầu cũng nên chú ý về chế độ ăn uống thai kỳ phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, có thể chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, để giúp bà bầu thấy khỏe khoắn, đầy sức sống.
Chọn ăn những món yêu thích, dễ tiêu hóa, vừa có lợi cho mẹ và thai nhi. 
Mong rằng những thông tin trên đây giúp các mẹ hiểu hơn về tâm lý bà bầu và có những cách thấu hiểu để giúp mẹ bầu luôn trong trạng thái tốt nhất.

Khóa học xem nhiều

Thông tin liên hệ

  • 50-52-54-56-57 Trần Tống - Thanh Khê - Đà Nẵng
  • 0904 083 107
  • trungtamthammycamanh@gmail.com