8 MẸO CHỮA TRẺ EM GIẬT MÌNH KHÓC ĐÊM

Trẻ em giật mình khóc đêm kéo dài có thể tác động đến sức khỏe của con. Đồng thời cũng khiến ba mẹ rơi vào tình trạng lo lắng, mệt mỏi và thiếu ngủ.
Bé giật mình khóc thét ban đêm luôn là nỗi ám ảnh đối với nhiều ba mẹ trong quá trình chăm sóc con. Tình trạng quấy khóc kéo dài còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của các bé. Trong bài viết này, Cẩm Anh chia sẻ 8 mẹo chữa trẻ ngủ giật mình khóc thét ban đêm, các ba mẹ cùng tham khảo và áp dụng nhé!
 

1. Vì sao trẻ hay giật mình khóc đêm

Quấy khóc là biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ. Tuy nhiên, tình trạng trẻ khóc đêm diễn ra thường xuyên, khóc to, khóc kéo dài mà ba mẹ không có cách nào để giúp con ngừng khóc, điều này khiến ba mẹ vô cùng lo lắng vì có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con.

Nguyên nhân trẻ hay quấy khóc ban đêm

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé hay bị giật mình khóc thét được xác định từ một số vấn đề mà con gặp phải như:

  • Cảm thấy đói bụng
  • Gặp vấn đề với tã lót
  • Muốn được ôm ấp, vỗ về
  • Con cảm giác thấy nóng/lạnh
  • Con bị kích động hoặc có hơi ấm từ người lạ
  • Trẻ gặp vấn đề với hệ tiêu hóa
  • Trẻ bị thiếu canxi
  • Con đang gặp vấn đề trong người: Đau, mệt mỏi, khó chịu,...

>>>Xem thêm:
Khóa học chăm sóc Mẹ & Bé toàn diện trước và sau sinh
Khóa học massage và tắm bé

2. Mẹo chữa trẻ khóc đêm tại nhà

Dùng nước trà xanh: 

Nước trà xanh có thể đun sôi để tắm cho trẻ. Nước trà xanh có tác dụng chữa rôm sảy cho trẻ. Ngoài ra còn có công dụng giúp trẻ được ngủ ngon giấc. Vậy nên, khi gặp tình trạng bé hay bị giật mình khóc thét kéo dài có thể sử dụng trà xanh theo công thức sau:

  • Chọn những lá trà tươi, xanh lá chè non, lá nhỏ
  • Đem rửa sạch, để ráo nước
  • Xoay huyễn hoặc giã nát, sau đó đắp vào rốn của trẻ.


​​​​​​

Dùng gừng tươi

Gừng tươi có chứa hợp chất alcaloid và tinh dầu có tác dụng giúp trẻ cảm thấy dễ ngủ, thoải mái và giảm quấy khóc hiệu quả


Cách thực hiện: Chuẩn bị 5g gừng tươi và đường đỏ

  • Bước 1: Đem rửa sạch và gọt vỏ sau đó thái sợi cho vào cốc sứ
  • Bước 2: Đổ một ít nước sôi vào hãm 5 phút và bỏ đường vào khuấy đều, sau đó cho bé uống
  • Bước 3: Ba mẹ có thể cho trẻ uống nước gừng này vài lần trong ngày duy trì một thời gian sẽ giúp giảm tình trạng khóc đêm cho trẻ

Lá trầu không

Lá trầu không có chứa 1,8% tinh dầu và có đặc tính nóng ấm. Ngoài ra theo y khoa, hoạt chất phenol trong tinh dầu là Betel-phenol và Chavicol. 2 hoạt chất này có khả năng tạo kháng sinh rất mạnh. Đồng thời hoạt chất này còn có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm độc hại dễ mắc ở trẻ nhỏ.


Ba mẹ có thể hơ nóng lá trầu không, sau đó vuốt nhẹ theo chiều từ trên xuống dưới, hơ và vuốt nhiều lần trong 5 phút. Duy trì hơ lá trầu mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều. Bé sẽ không còn tình trạng quấy khóc, vặn mình và bé có thể ngủ ngon

Sử dụng men vi sinh 

Trong trường hợp, nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ con hay giật mình khóc đêm có thể là do khó chịu đường tiêu khóa. Vấn đề này có thể là do đường tiêu hóa bị rối loạn khuẩn đường ruột, đầy hơi, tiêu hóa, chướng bụng. Ba mẹ nên bổ sung các lợi khuẩn cho bé bằng men vi sinh giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm các triệu chứng như tiêu hóa đồng thời giúp bé ngủ ngon hơn và không còn quấy khóc ban đêm nữa

Massage cho bé

Massage được xem là một phương pháp hiệu quả giúp hệ tuần hoàn của bé được lưu thông. Các ba mẹ nên thực hiện massage theo chiều kim đồng hồ quanh vùng bụng của bé để giảm các triệu chứng đầy hơi, đường tiêu hóa của bé được hoạt động tốt hơn. Giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu, bé dễ vào giấc ngủ 

Đảm bảo tã không bị ướt

Việc để trẻ mặc một tã lót bị ướt thấm ngược vào da hay tã bẩn sẽ gây khó chịu và cản trở giấc ngủ của con. Do đó các ba mẹ nên lựa chọn loại tã có tính thấm hút tốt, làn da của trẻ luôn được thông thoáng, đảm bảo giấc ngủ của con được ngon

Cho trẻ vận động trong ngày

Vận động thường xuyên ban ngày giúp trẻ tiêu hao năng lượng, khi vào đêm trẻ sẽ đi vào giấc ngủ nhanh và có được chất lượng giấc ngủ tốt 

Tạo không gian ngủ lý tưởng

Ba mẹ nên tạo không gian ngủ êm ái, không bị tác động bởi môi trường xung quanh. Điều này cũng giúp trẻ đi vào giấc ngủ nhanh. Nên chuẩn bị một phòng ngủ riêng cho bé, thoáng mát, thoải mái. Không nên để chăm đắp và đồ chơi nằm xung quanh chỗ con được ngủ. Bởi sau khi trẻ được sâu giấc, tay chân vô tình gạt vào có thể đè lên mũi, khiến trẻ bị ngạt thở. Ba mẹ có thể sử dụng túi ngủ cho con. Đồng thời cần vệ sinh chỗ ngủ cho bé để tránh các trường hợp côn trùng chui vào đốt.
 

Trên đây là bài viết chia sẻ một số thông tin cần thiết, giúp trẻ giảm thiểu tình trạng trẻ con hay giật mình khóc đêm. Ba mẹ nên tham khảo qua và lựa chọn một phương pháp nào phù hợp với vấn đề của con, để giải quyết sớm vấn đề quấy khóc vào ban đêm.

Khóa học xem nhiều

Thông tin liên hệ

  • 50-52-54-56-57 Trần Tống - Thanh Khê - Đà Nẵng
  • 0904 083 107
  • trungtamthammycamanh@gmail.com