CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH TRONG MÙA ĐÔNG

Vào mùa lạnh sức đề kháng của trẻ thường yếu nên dễ mắc phải các bệnh lý như: Sổ mũi, viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản,...Đồng thời đó cũng là thời điểm virus cảm lạnh, cảm cúm cũng xuất hiện đe dọa sức khỏe của trẻ. Trong mùa lạnh này, nhiều virus sẽ lây lan qua đường không khí, vì vậy cần biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông khi sức đề kháng yếu hít thở bầu không khí như vậy sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Đồng thời trẻ bị nhiễm bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như sụt sịt, ho, hắt hơi.

Vào mùa lạnh sức đề kháng của trẻ thường yếu nên dễ mắc phải các bệnh lý như: Sổ mũi, viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản,...Đồng thời đó cũng là thời điểm virus cảm lạnh, cảm cúm cũng xuất hiện đe dọa sức khỏe của trẻ. Trong mùa lạnh này, nhiều virus sẽ lây lan qua đường không khí, vì vậy cần biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông khi sức đề kháng yếu hít thở bầu không khí như vậy sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Đồng thời trẻ bị nhiễm bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như sụt sịt, ho, hắt hơi.

1. Giữ ấm cho trẻ mùa lạnh

Việc giữ ấm cho trẻ sau sinh là điều vô cùng quan trọng khi nhiệt độ môi trường bên xuống quá thấp. Lúc này ba mẹ cần mặc đồ ấm, mang tất đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là giữ ấm các vùng như thóp, tai, bàn tay và bàn chân.

Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông

Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ nên thoa một chút dầu tràm vào bàn tay, bàn chân của con và tiến hành massage nhẹ nhàng.

2. Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông hiệu quả là cố gắng giữ nhiệt độ cơ thể trẻ giao động từ 25 đến 26 độ, đồng thời không nên để nhiệt độ cơ thể quá cao sẽ làm trẻ dễ bị sốt. Còn nếu quá thấp sẽ khiến cho trẻ cảm thấy bị lạnh và bị các dấu hiệu như ngạt mũi.
 

Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp

Mẹ nên làm ấm căn phòng của mình, đóng cửa kín, lót đệm dưới giường,...Tuyệt đối không được dùng than củi để sưởi ấm trong phòng kín vì than có chứa lượng lớn khí CO2 sẽ gây ngạy rất nguy hiểm nếu hít phải.

3. Tắm - Vệ sinh cho trẻ vào mùa lạnh

Chăm sóc trẻ sơ sinh cho mùa đông, các mẹ nên vệ sinh - tắm rửa sạch sẽ cho bé hằng ngày là điều cần thiết khi chăm sóc bé vào mùa đông. Điều này giúp cho làn da của bé trở nên thông thoáng và hạn chế được các bệnh gây nhiễm.

Tắm và vệ sinh cho trẻ vào mùa lạnh

Một số lưu ý trong quá trình bố mẹ thực hiện tắm bé sơ sinh cần nắm:

  • Không nên tắm trẻ khi mới vừa thức dậy, điều này làm thay đổi đột ngột nhiệt độ làm có bé dễ bị cảm. Do đó, bố mẹ cần phải làm ấm cơ thể trẻ trước khi tắm tầm 10 phút bằng cách bế hoặc ôm bé vào lòng.

  • Nên pha nước ấm để tắm cho bé và quá trình tắm không có gió bên ngoài lùa vào.

  • Nên bắt đầu tắm bé từ dưới lên, bên cạnh đó làm sạch các vùng nhạy cảm cho trẻ như, có nếp gấp như: Cổ, nách, mông, bẹn,...

  • Sau khi thực hiện tắm xong cho trẻ, ba mẹ nên nhanh chóng lau khô cho bé bằng khăn khổ to và kín người để trẻ không bị cảm lạnh và bôi một chút dầu vào lòng bàn tay, tráng, lòng bàn chân của bé.

4. Dưỡng ẩm da cho bé

Dưỡng ẩm là cách chăm sóc trẻ sơ sinh cho mùa đông rất cần thiết, vì thế thường xuyên bôi dưỡng ẩm ngay sau khi tắm cho trẻ. Kem dưỡng ẩm giúp làn da trẻ được mềm, mịn hơn và hạn chế tình trạng khô nứt làn da.

Dưỡng ẩm làn da của bé 

5. Tắm nắng cho trẻ vào mùa lạnh

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông đúng cách, ba mẹ nên chú ý để trẻ tắm nắng để bổ sung vitamin D tự nhiên từ ánh mặt trời. Tuy nhiên nhiệt độ bên ngoài lúc này cũng rất lạnh nên các mẹ chỉ nên tắm trẻ vào những khung giờ từ 9 - 10 giờ sáng hoặc thời gian từ 3 - 5 giờ chiều. Không nên phơi nắng cho trẻ trong thời gian quá lâu, khoảng từ 10 - 15 phút là đủ.

Tắm nắng cho trẻ

6. Chăm sóc giấc ngủ

Giai đoạn vừa mới sinh, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để giúp bé có giấc ngủ ngon, sâu giấc, mẹ nên cho con mặc các loại quần áo mềm mại, thoải mái, mang tất và đắp chăn để trẻ không bị nhiễm lạnh từ môi trường.

Chú ý đến giấc ngủ của con

7. Cho con bú

chú ý khoảng thời gian cho em bé bú

Thời tiết lạnh ở mùa đông, trẻ cần được bú no để sản sinh ra nhiệt lượng đủ để giữ ấm cơ thể, do đó mẹ cần lưu ý để không bỏ đói con. Các bé sơ sinh thường mất khoảng từ 15 - 20 phút để có thể bú no và mỗi lần ngậm ti có thể kéo dài khoảng từ 2 - 3 phút.

Khóa học xem nhiều

Thông tin liên hệ

  • 50-52-54-56-57 Trần Tống - Thanh Khê - Đà Nẵng
  • 0904 083 107
  • trungtamthammycamanh@gmail.com

Khóa đào tạo