CÁC CÁCH CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG MẸ ÍT SỮA

Ít sữa là vấn đề hầu như người mới sinh nào cũng lo ngại. Bằng các giải pháp đúng, mẹ có thể khắc phục tình trạng này một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Ít sữa không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé trong những năm tháng đầu đời mà còn tác động đến tâm lý của mẹ. Vậy khi mẹ ít sữa, phải làm sao để cải thiện?
Ít sữa là vấn đề hầu như người mới sinh nào cũng lo ngại. Bằng các giải pháp đúng, mẹ có thể khắc phục tình trạng này một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Ít sữa không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé trong những năm tháng đầu đời mà còn tác động đến tâm lý của mẹ. Vậy khi mẹ ít sữa, phải làm sao để cải thiện?

I. Dấu hiệu và nguyên nhân mẹ ít sữa:
Để biết mình có đủ sữa cho bé hay không, mẹ có thể dựa vào một số yếu tố như lượng phân, lượng nước tiểu bé thải ra, biểu hiện của bé sau khi bú, cách bé bú hoặc cân nặng của bé.
Nếu mỗi ngày mẹ thay ít hơn 5 lần tã có phân của bé (trong giai đoạn sơ sinh), thì có thể bé chưa được bú đủ sữa. Mẹ có thể yên tâm vào nguồn sữa của mình nếu mẹ thay từ 8 đến 10 lần tã ướt mỗi ngày. Ngoài ra, nước tiểu của bé được bú đủ sữa thường trong suốt hoặc chỉ có màu vàng nhẹ.

Trong quá trình cho bú, nếu bé có biểu hiện mút và nuốt chậm rãi, đó là do sữa mẹ về nhiều. Còn sau khi bú xong, bé vẫn khóc và cáu kỉnh thì có thể do mẹ ít sữa nên bé vẫn còn đói bụng.
Một dấu hiệu khác là cân nặng của bé. Trung bình trong tháng đầu, bé sẽ tăng khoảng 1 kg và tiếp tục tăng cân ở các tháng tiếp theo. Nếu bé không lên cân hoặc lên cân ít, mẹ cần kiểm tra lại nguồn sữa của mình.


 
Tình trạng ít sữa có thể do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sữa mẹ được sản sinh theo cơ chế cung cầu, nghĩa là cho bé bú càng nhiều thì sẽ càng kích thích sữa tiết ra. Việc kết hợp cho con uống sữa mẹ và sữa công thức sẽ làm giảm nhu cầu bú sữa mẹ ở bé, vì thế sữa mẹ cũng ít đi.
Một nguyên nhân khác là không cho bú thường xuyên. Các chuyên gia khuyên nên cho bé bú 2 giờ/lần và thực hiện liên tục trong những ngày đầu tiên. Nếu thời gian giữa các lần bú kéo dài hơn 2 tiếng, cơ thể mẹ không nhận được tín hiệu phải sản xuất thêm sữa, lượng sữa sẽ ít dần đi.

Thời gian cho bú quá ngắn cũng có thể gây ra tình trạng ít sữa. Theo đó, trẻ sơ sinh nên được bú ít nhất 10 phút cho mỗi bên, tổng cộng 20 phút/lần bú. Nếu cho bé bú ít hơn thời gian này, nguồn sữa trong bầu ngực sẽ không cạn, trong khi cơ thể chỉ phát tín hiệu để sản xuất thêm khi ngực mẹ đã cạn sữa.

II. Các biện pháp cải thiện tình trạng ít sữa:
1. Hãy yêu cầu bố em bé và người thân giúp đỡ bạn!
Làm mẹ là một công việc lớn. Nhưng hầu hết chúng ta đều may mắn – chúng ta không phải chăm sóc trẻ sơ sinh một mình. Yêu cầu một số trợ giúp từ bố của em bé, gia đình và người thân.
Và bạn có thể thực hiện một số kỹ thuật giảm căng thẳng sau đây:
- Hãy thử hít thở sâu để thư giãn bản thân hoặc thực hành một số động tác yoga nhẹ nhàng.
- Nếu bạn có đủ khả năng, hãy mát-xa cơ thể để giúp bạn giải tỏa căng thẳng.
- Cố gắng dành ra 30 phút hầu hết các ngày trong tuần để tập một số bài tập vận động nhẹ nhàng.
- Hãy ra ngoài và đi dạo – không khí trong lành và ánh nắng mặt trời cùng với bài tập sẽ làm nên điều kì diệu cho tâm trạng của bạn.

2. Hãy uống nhiều chất lỏng hơn
Để sản xuất sữa tốt hơn, hãy bổ sung thêm chất lỏng để cơ thể bạn làm việc hiệu quả nhất. Cố gắng uống khoảng 8 đến 12 cốc chất lỏng mỗi ngày. Bạn nên uống ngay cả khi bạn không cảm thấy khát, có thể là ngay trước và sau khi cho con bú và nếu bạn nhận thấy nước tiểu của bạn trông có màu vàng đậm, bạn nên uống một li nước càng sớm càng tốt.   
 

3. Theo dõi cẩn thận các lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng
Dưới đây là một số lựa chọn tốt nhất cho mẹ 2 tháng ít sữa muốn tăng chất và lượng sữa mẹ:
- Trái cây và rau quả: Quả mọng, cà chua, tỏi và bông cải xanh.
- Rau lá xanh đậm: Rau cải xoăn, rau ngót, rau khoai lang, rau muống,…
- Các loại hạt: Hạt chia, quả óc chó, hạt mắc ca, hạnh nhân và hạt mè.
- Các lựa chọn tốt cho sức khỏe khác: Yến mạch, khoai tây, yến mạch và sô cô la đen.
- Mặc dù không có bất kì loại thực phẩm nào bạn không thể ăn khi bạn đang cho con bú, nhưng có một số loại mà con bạn có thể không muốn bạn ăn vì chúng có thể thay đổi hương vị của sữa mẹ. Nếu bạn nhận thấy đột nhiên trẻ từ chối bú sữa mẹ, hãy nhìn vào chế độ ăn uống để xem bạn đã ăn loại thực phẩm nào mà bé đặc biệt không thích hay không như: tỏi, sô cô la, ớt, dâu tây, bắp cải, hành tây và trái cây họ cam quýt,…

4. Cẩn thận với sự rối loạn của nội tiết tố
Hormone là yếu tố rất quan trọng trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Chúng có thể giúp tăng nguồn sữa của bạn trong thời gian nhanh chóng. Nếu bạn có kinh nguyệt hoặc trải qua ngày rụng trứng, nó có thể tạm thời làm giảm nguồn sữa. Điều đó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng thuốc tránh thai là thứ bạn có thể tránh nếu bạn lo lắng về nguồn sữa của mình.
Lưu ý: Nếu bạn thực sự cần phải dùng thuốc tránh thai, hãy sử dụng những loại thuốc chỉ có progestin, không phải estrogen.

5. Hãy đảm bảo ăn uống đầy đủ và không bỏ bất cứ bữa ăn nào trong ngày
Các bà mẹ cho con bú cần ít nhất 2.000 calo mỗi ngày – nhiều hơn khoảng 500 so với các bà mẹ sử dụng sữa công thức cho con ăn. Hãy tập trung vào các chất lượng dinh dưỡng lành mạnh và tốt cho cơ thể và việc sản xuất


6. Tránh bổ sung sữa công thức hoặc cho ăn sữa mẹ bằng bình
Bình sữa có thể dẫn đến việc lười bú mẹ một phần của em bé. Tại sao em bé phải làm việc rất vất vả để hút sữa từ vú của mẹ khi mà con chỉ cần bú dễ dàng và nhanh chóng với chiếc bình kia? Vậy nên giữ bình sữa và sữa bột tránh xa em bé là tốt nhất khi bạn muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.

7. Hãy chú ý tới khớp ngậm bú đúng
Nếu bạn nghĩ rằng vấn đề nằm ở khớp ngậm bú của bé, hãy thử các tư thế bế và cho trẻ bú khác nhau. Điều này thường đủ để giúp em bé có được khớp ngậm bú đúng và hiệu quả rút sữa cao.
Làm thế nào để em bé ngậm vú tốt nhất? Hãy giúp miệng của bé được mở rộng. Nếu bạn cảm thấy đau khi bé bắt đầu bú, bạn sẽ biết vấn đề nằm ở đâu. Cho con bú không bao giờ khiến bạn bị đau khi nó được thực hiện chính xác.

8. Hãy cho bé bú thường xuyên hơn và kéo dài thêm một vài phú ở mỗi cữ bú
Nếu bạn nhận thấy em bé dường như đang đói, hãy tiếp tục và cho bé ăn theo nhu cầu của mình, ngay cả khi đó là sớm hơn một giờ so với cữ bú thông thường. Khi bạn cho con bú và cố gắng tăng nguồn sữa của mình, bạn nên cố gắng để em bé bú mẹ ít nhất hai giờ một lần trong nỗ lực để cơ thể tạo ra nhiều sữa hơn.

9. Hãy duy trì cho con bú vào ban đêm
Bởi vì mức độ prolactin (hormone tạo sữa) cao hơn vào ban đêm, cho con bú hoặc vắt sữa vào ban đêm, thậm chí chỉ một lần một đêm, cũng sẽ làm tăng nguồn cung của bạn.
 

10. Sử dụng máy hút sữa chạy điện để kích sữa
Để tăng số lượng sữa của bạn, hãy thử dùng máy hút sữa chạy điện một hoặc hai lần mỗi ngày.
Máy hút sữa chạy điện hoạt động như thế nào? Máy hút sữa chạy điện là cách giúp bạn thực hiện nhiều lần hút cùng một lúc để cố gắng kích thích dòng sữa mẹ về nhiều hơn, để lừa cơ thể bạn nghĩ rằng nó cần phải tăng cường sản xuất sữa. Đây là cách bạn sẽ làm điều đó:
- Hút trong 15 hoặc 20 phút cho đến khi hết sữa.
- Nghỉ ngơi nhanh trong khoảng 10 phút và sau đó quay lại hút thêm khoảng 10 phút nữa.
- Bạn sẽ nghỉ thêm 10 phút trước khi hút sữa lần cuối trong khoảng 10 phút.
 

11. Đừng quên massage bầu ngực
Massage vú có thể giúp bạn giải phóng toàn bộ tắc tia sữa có thể làm chậm và tắc nghẽn dòng chảy của sữa mẹ. Theo thời gian, những khu vực bị tắc sữa đó có thể dẫn đến nhiễm trùng, vì vậy điều quan trọng là phải phòng tránh chúng bằng cách cho con bú và làm trống tuyến sữa thường xuyên.
Để có kết quả tốt nhất, bạn nên mát xa ngực mỗi ngày. Khi bạn đang mát xa, hãy sử dụng áp lực vững chắc từ ngón tay và bàn tay, tuy nhiên, đừng tự làm tổn thương ngực vì quá mạnh tay nhé!
 

12. Cố gắng tránh để diễn ra tình trạng ứ sữa, căng tức và tồn đọng sữa mẹ trong bầu ngực
Cho trẻ bú thường xuyên hoặc giữ tần suất các buổi vắt hút sữa sẽ giúp bạn tránh xa được vấn đề này. Nếu bạn để ngực thường xuyên bị căng cứng, bạn có thể mắc phải tình trạng ống dẫn sữa bị tắc và viêm tuyến vú sau đó.
Mẹ 2 tháng ít sữa hầu hết sẽ kích sữa thành công khi thực hiện 12 biện pháp cải thiện này. Chúc bạn cũng sẽ là một trong những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thành công để con trẻ có đượ nền tảng phát triển khỏe mạnh.

 

Khóa học xem nhiều

Thông tin liên hệ

  • 50-52-54-56-57 Trần Tống - Thanh Khê - Đà Nẵng
  • 0904 083 107
  • trungtamthammycamanh@gmail.com