QUY TRÌNH 6 BƯỚC THỰC HIỆN CÁCH ĐẮP BỘT MÓNG TAY DÀNH CHO NGƯỜI CHUYÊN NGHIỆP.

Đắp bột một là một trong những kỹ thuật tạo thêm độ dài cho móng tay, giúp móng tay đương trông thon gọn và đồng thời thể hiện tính cách, sở thích của nàng. Sau đây, Cẩm Anh chia sẻ quy trình 6 bước cách đắp bột móng tay dành cho người chuyên nghiệp, bạn cùng tham khảo.
Đắp bột đang là xu hướng thịnh hành làm móng trong nước mà còn rất được ưa chuộng ở thị trường nước ngoài. Hỗn hợp bột được sử dụng để đắp bao gồm các monome EMA và methyl methacrylate, đây là những thành phần hoàn toàn vô hại đối với sức khỏe con người. Ngoài ra bột nhúng còn chứa vitamin E và canxi giúp bảo vệ móng tay thêm chắc khỏe, tránh được tình trạng móng nhanh bị gãy hay vàng móng.
 
Đắp bột móng tay

Giữa chọn gắn móng giả, đắp bột nail có ưu điểm giữ móng được bền và đẹp lâu hơn. Thông thường nếu đắp bột móng tay thì có thể giữa được thời gian trên 2 tuần tùy thuộc vào cách chăm sóc. Đó cũng chắc là lý do mà các nàng bây giờ chọn đắp bột hơn so với các loại hình làm móng khác.

Cách đắp bột móng tay

1. Đắp bột móng tay là gì?

Đắp bột móng tay là đắp một lớp bột chuyên dụng lên bề mặt móng thật. Nhằm giúp cho kỹ thuật viên thuận tiện trong việc thiết kế, làm cho móng thêm đẹp hơn. Việc đắp bột còn là cách để nối dài móng khi móng của nàng chưa đủ dài và đủ khỏe để tiến hành thực hiện những bộ móng nghệ thuật.

2. Những dụng cụ cần cho đắp bột móng.

Đắp móng bột là kỹ thuật nail nghệ thuật để tạo thêm độ dài cho móng tay, giúp móng tay được nhìn thon thả hơn, thể hiện được cá tính và phong cách của bản thân. Và những dụng cụ đắp bột nail cần thiết để thực hiện đắp bột móng chuyên nghiệp bao gồm:

  • Cọ đắp bột: Là dụng cụ để lấy lượng cọ cần thiết và vừa đủ, kích thước cỡ khuyên dùng nhiều nhất là số 16 và 18. Đối với những loại cọ loại rẻ thì dễ dính bột hay khó khăn trong việc đắp và tạo hình móng, nên bạn cân nhắc lựa chọn phù hợp.
Cọ đắp bột
  • Bột đắp: Có 3 loại bột cơ bản bao gồm bột trong, bột trắng, bột hồng nhạt theo yêu cầu của người sử dụng. Bên cạnh còn có những loại bột khác nhưng ít được sử dụng hơn.

    Bột đắp

  • Móng giả: Thông thường móng giả được chia làm 3 loại khác nhau như móng trong, móng trắng và móng tự nhiên. Với móng giả sẽ có giá thành rẻ hơn, những loại tốt được dẻo dai, mỏng và dễ ôm sát và móng tự nhiên hơn.

  • Keo dán móng giả: Thường nên dùng những loại keo ByB xanh, keo dán hiệu MX để nối móng giả với móng tự nhiên.

  • Kềm bấm móng giả: Là dụng cụ để theo chiều dài khách hàng mong muốn, những loại kiềm chất lượng tốt còn có hộp nhựa đựng gắn lên đầu kiềm có tác dụng ngăn ngừa móng thừa cắt văng ra ngoài.

  • Lưu huỳnh đắp bột: Là sản phẩm chuyên dụng để kết hợp với bột móng đắp, có 2 loại là lưu huỳnh trắng và lưu hình tím, lưu huỳnh tím được ưa chuộng và dùng nhiều hơn vì ít hôi nồng và bay hơi.

    Lưu huỳnh cho thực hiện đắp bột

  • Chai primer: Chất liên kết giúp cho bột được dính chắc vào móng tay.

Ngoài ra để thực hiện đầy đủ chu trình đắp bột dành cho người chuyên nghiệp, cần nên thêm một số dụng cụ khác như: Máy mài móng, đầu mài móng, dũa dày, cục chà nhám móng, form đắp móng, khuôn xắn bột, quạt hút bụi, cọ phủi bột.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, tiến thành thực hiện đắp bột vào móng khách hàng, với các bước thực hiện theo quy trình như sau.

3. Quy trình đắp bột móng tay dành cho người chuyên nghiệp

Đắp bột móng tay là một kỹ thuật làm đẹp với nhiều công đoạn kỳ công, người kỹ thuật viên cần cẩn thận và tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ. Và quy trình cách đắp bột móng tay bao gồm những bước sau đây.

Bước 1: Làm sạch

Đầu tiên, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành làm vệ sinh và khử trùng các móng tay. Bước này bao gồm làm mềm móng, cắt dũa form móng, cắt lớp da thừa trên móng. Để quá trình nối móng giả và đắp bột diễn ra thuận lợi, bước này được coi là rất quan trọng.

Làm sạch móng

Bước 2: Sơn Primer

Trước khi thực hiện primer thì phải tiến hành làm nhám bề mặt móng tay thật kỹ và cẩn thận trước. Máy mài móng sẽ hỗ trợ người thợ nail trong quá trình thực hiện công đoạn này, tuy nhiên ở bước này đòi hỏi thợ nail nên mài móng kỹ ở hai mép bên tay. Nhiều kỹ thuật viên không chú ý thực hiện điều này và làm lớp bột đắp không được chắc chắn sau khi hoàn thành.

Sơn lớp primer

Lớp primer có tác dụng làm cho lớp bột được đắp trên móng cứng cáp hơn. Và nên lưu ý khi tiến hành sơn bột móng tay lên tay khác, kỹ thuật viên cẩn thận hạn chế để lớp primer dính lên tay và da của khách.

Bước 3: Gắn móng nối

Phần lớn những khách hàng thực hiện đắp bột đều muốn để móng tay dài. Do đó nên thoa lớp keo dính lên đầu móng tay hoặc trực tiếp tiếp xúc với móng nối. Ấn chặt và dứt khoát móng nối lên móng thật, việc này sẽ khiến cho móng nối được trông như thật và tự nhiên hơn. Bước này tương đối khó đối với những bạn mới bắt đầu học nghề nail.

Gắn và nối móng

Sau đó, sử dụng máy mài để làm bằng phần móng được giao móng nối. Để trông móng nối được tự nhiên bạn nên mài bằng phẳng phần giao hơn. Cho nên trước khi thực hiện hãy hỏi kiến kiến khách hàng về form móng và tư vấn cho khách, tiến hành tạo hình dạng cho móng. 

Bước 4: Đắp bột cho móng tay

Tiếp theo thực hiện nhúng cọ vào dung dịch lưu huỳnh để lấy một lượng bột vừa đủ để đắp. Ở bước này thợ làm móng cần thực hiện nhanh chóng để tránh tình trạng bột bị khô. Sẽ đắp ở đầu móng tay trước, sau đó đẩy bột theo hướng từ trên xuống dưới. Chú ý thực hiện đẩy bột sao cho đầy và bằng phẳng.

Đắp bột cho móng tay

Bước 5 Chỉnh form cho móng

Lớp bột khi khô cứng thì dùng dũa định hình và tạo form lại cho móng lần cuối. Dùng cọ phủi đi lớp sau khi thực hiện dũa.

Bước 6: Trang trí và hoàn thành

Tùy thuộc vào những yêu cầu của khách hàng mà kỹ thuật viên sẽ trang trí móng kèm những phụ kiện khác nhau như vẽ, đính đá, đính xà cừ, kim tuyến,...Và người thợ cũng nên gợi ý những phụ kiện phù hợp để khách hàng lựa chọn với những bộ nail đang thịnh hành ngoài thị trường.

Thực hiện trang trí và hoàn thành móng

4. Phân biệt đắp bột và đắp gel

Đắp gel và đắp bột khác nhau như thế nào? Đắp bột và đắp gel là hai kỹ thuật không quá xa lạ với những tín đồ thích làm nail, hoặc những bạn đã định hướng nghề nghiệp trở thành kỹ thuật viên nail. Tuy nhiên vẫn có nhiều bạn mới bắt đầu muốn tìm hiểu cũng khá lạ lẫm với 2 thuật ngữ này và nhiều bạn còn so sánh đắp bột, đắp gel cái nào tốt hơn và nên đắp gel hay úp móng, cùng tìm hiểu qua sau đây:

Đắp gel và đắp bột khác nhau như thế nào?

Đắp gel là gì?

Thông thường việc đắp gel cho móng có 2 dạng: Sử dụng móng giả dán và giường móng hoặc sử dụng gel. Tuy nhiên đối với đắp móng giả, quá trình thực hiện sẽ nhanh hơn nhưng độ bền của móng không được lâu, do phần móng giả đắp sát vào móng có thể bị hỏng. Tuy nhiên nếu lựa chọn đắp gel trực tiếp, các lỗ trống sẽ được loại bỏ hoàn toàn nhưng khách hàng sẽ gặp vấn đề với dưỡng móng.

Đắp bột là gì?

Đắp bột là kỹ thuật sử dụng một lớp bột polymer để che đi những khuyết điểm gồ ghề trên giường móng, đồng thời cũng hỗ trợ để làm răng độ dài của giường móng. Việc thực hiện đắp bột sẽ mang lại một nền móng có khả năng chịu đựng tốt hơn cho lớp sơn khi sơn màu lên và giữ màu được bền hơn và phù hợp được với nhiều kiểu dáng.

Đắp bột đang rất thịnh hàng và phổ biến từ xưa đến nay. Bên cạnh đó, việc vệ sinh, chăm sóc móng bột và móng thật được dễ dàng hơn so với sơn lớp gel trên móng.

Khóa học xem nhiều

Thông tin liên hệ

  • 50-52-54-56-57 Trần Tống - Thanh Khê - Đà Nẵng
  • 0904 083 107
  • trungtamthammycamanh@gmail.com

Khóa đào tạo